Hiệu Quả Kinh Tế Hộ Ở Xã Hữu Vinh

Trong những năm qua, nền kinh tế của xã Hữu Vinh (Yên Minh) luôn đạt được những thành tựu quan trọng, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần; sự sung túc, no ấm đang hiện hữu trước vùng quê nơi đây. Đó là kết quả của đường lối đúng đắn, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế hộ đang tạo ra sự thay đổi lớn trong đời sống người dân nơi đây.
Sự phát triển của kinh tế hộ ở xã Hữu Vinh hiện đang có bước đột phá mới với những mô hình, hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương đã đem lại thành công đáng kể. Thông qua việc phát triển kinh tế hộ, không những giải quyết công ăn việc làm tại chỗ cho người dân địa phương, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội nhất là đối với các xã vùng cao, dân trí còn hạn chế, kinh tế chậm phát triển, dễ bị kẻ xấu lợi dụng mà còn làm cho đời sống người dân được nâng lên.
Việc XĐGN và vươn lên làm giầu chính đáng chỉ là vấn đề ngày một, ngày hai khi kinh tế gia đình đang được chính người dân nơi đây tiếp tục đầu tư, phát triển như hiện nay.
Kinh tế hộ ở xã Hữu Vinh được xem là nét phát triển mới, đa dạng từ lĩnh vực kinh doanh, trồng cây ăn quả, trồng rừng kinh tế đến nuôi thủy sản, làm dịch vụ du lịch tại nhà...
Theo số liệu thống kê mới nhất, hiện xã Hữu Vinh có trên 700 hộ ở 13 thôn bản thì có trên một nửa số hộ, số thôn có các mô hình phát triển kinh tế hộ với quy mô và mức độ đầu tư tương đối lớn, kinh tế hộ phát triển mạnh nhất hiện nay tập trung ở các thôn: Bản Trang, Bản Vàng, Nà Tậu, Muôn Vải... Do đặc thù là xã vùng cao, hầu hết các hộ đều phát triển theo mô hình trồng cỏ gắn với phát triển chăn nuôi đại gia súc, vườn rừng, trồng cây ăn quả đặc trưng của địa phương như na, hồng không hạt, soài, nhãn, vải, trồng mía...
Thực tế cho thấy, ở xã Hữu Vinh có không ít những gia đình thông qua việc phát triển kinh tế bằng hình thức, cách làm khác nhau mà vươn lên XĐGN, tiến tới làm giầu như gia đình anh Mua Mí Phùng, thôn Muôn Vải. Đây cũng được coi là một trong những gia đình khá nhất và đi đầu trong việc mạnh dạn đầu tư, phát triển kinh tế hộ, mỗi năm, gia đình anh có thu nhập cả trăm triệu đồng từ việc chăn nuôi, trồng mía và cây ăn quả.
Gia đình anh Cự Vạn Chính, cùng thôn với anh Phùng lại chọn mô hình mua bò gầy về vỗ béo rồi bán, mỗi năm trừ chi phí cũng cho gia đình anh thu nhập khoảng 50 - 70 triệu đồng, bên cạnh đó anh cũng tận dụng diện tích đất vườntrồng mía, sắn vừa tạo nguồn thức ăn cho chăn nuôi đại gia súc, vừa để bán; riêng nguồn thu từ cây mía mỗi năm được từ 15 - 20 triệu đồng.
Gia đình anh Vàng Mìn Pao, thôn Bản Vàng; Chẩu Tả Thắng, thôn Khai Hoang là hộ có mô hình trồng xoài ghép, na giống mới, hồng không hạt, làm dịch vụ kinh doanh, buôn bán hàng tạp hoá, làm dịch vụ du lịch tại nhà...
Có thể nói, thành công từ mô hình phát triển kinh tế hộ mang lại đã tạo cho xã Hữu Vinh một bộ mặt mới với những tiềm năng, thế mạnh nội lực đang được chính người dân nơi đây khơi dậy, tận dụng.
Để đưa Hữu Vinh trở thành vùng kinh tế động lực, tạo đà thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển ngày một khởi sắc, bền vững hơn; huyện Yên Minh đã có nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ vốn, cây, con giống cho bà con theo hình thức đầu tư có thu hồi.
Cùng kết hợp với Trung tâm giống cây trồng, Hội làm vườn, các HTX dịch vụ nông nghiệp, đã giúp cho bà con yên tâm hơn để đầu tư, phát triển, qua đó tạo thành mối liên kết chặt chẽ từ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đó là cách làm hay cần được nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản trên đầm Cầu Hai, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với huyện Phú Lộc thả hơn 2,5 vạn tôm giống tại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khe Đập Làng, xã Lộc Bình (Phú Lộc).

Được biết, trai tai tượng có tên khoa học Tridacnagigas, là loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam và quốc tế cần được bảo vệ. Thời gian qua một số ngư dân ở Bình Châu đã khai thác với số lượng lớn để cung cấp theo nhu cầu mua bán của chủ nậu mà không biết đây là loài thủy sinh bị cấm khai thác.

Năm 2014, thành phố Cà Mau đề ra kế hoạch mở rộng nuôi tôm công nghiệp với tổng diện tích 1.100 ha; hiện nay, đã phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp được trên 812 ha, đạt 73% kế hoạch.

Những năm gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) thành công với mô hình nuôi các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, điển hình là mô hình nuôi ba ba thương phẩm ở xã An Bình và xã Nhị Mỹ.

Gần một tháng nay, hàng chục hộ nuôi cá lóc đầu vuông trong vèo ở xã Phước Chỉ (Trảng Bàng - Tây Ninh) lao đao vì cá bị ghẻ lở mà chưa rõ nguyên nhân.