Hiệu quả Hợp tác xã dịch vụ - xây dựng chợ Long Mỹ

Qua đó, HTX đã góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phát triển thương mại, dịch vụ của địa phương.
Dù ở tuổi 59, ông Trịnh Văn Chơn vẫn được HTX nhận làm việc tại lò giết mổ với mức lương 3 triệu đồng/tháng.
Từ năm 2013, HTX đã nhận kinh doanh khai thác, quản lý chợ gồm:
Quản lý, sử dụng, giải quyết các tồn tại liên quan đến mặt bằng chợ; quản lý, sử dụng, giải quyết các vấn đề về tài sản chợ; thu chi tài chính tại chợ; sử dụng lao động hiện có; thỏa thuận về các tiêu chuẩn chất lượng tại chợ.
HTX đã huy động nguồn lực tài chính từ các thành viên, doanh nghiệp, hộ kinh doanh đóng góp vào để đầu tư, nâng cấp các chợ.
Hình thức này đã giúp HTX có đồng vốn đầu tư, nâng cấp, sửa chữa chợ.
Nhìn khuôn sạp hàng hóa ngay ngắn, sạch đẹp, ông Nguyễn Thành Danh, tiểu thương chợ Long Mỹ, cho hay:
“Từ khi thay đổi người quản lý chợ này khác hẳn, bởi các anh làm việc có đầu tư hơn, quan tâm đến chất lượng kinh doanh cho tiểu thương.
Cụ thể là Ban quản lý chợ đã đầu tư làm mới rất nhiều lô sạp, làm cửa nẻo chắc chắn, nền hạ sạch đẹp, bằng phẳng hơn.
Việc buôn bán của chúng tôi cũng phất lên nhờ đó”.
Vì nhận trách nhiệm quản lý chợ và đầu tư từ chính nguồn vốn của mình nên các thành viên HTX và hộ kinh doanh luôn nêu cao trách nhiệm, quyền lợi của mình.
Ban quản lý chợ cùng hộ kinh doanh đồng lòng làm cho việc khai thác, kinh doanh ngày càng có hiệu quả, thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển mạnh hơn.
Kế tiếp thành công đó, HTX đã thực hiện được nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ, từng bước nâng cao chất lượng, uy tín hoạt động cũng như tăng thu nhập cho thành viên.
Năm 2014, các dịch vụ giết mổ gia súc, hỗ trợ vay vốn, cây xanh, công trình xây dựng,...
đã mang về cho HTX lợi nhuận gần 414 triệu đồng.
Các thành viên góp vốn được chia lãi cổ phần bình quân 15,64%/cổ phần.
Ông Nguyễn Chí Tâm, thành viên HTX, phấn khởi cho biết: “Các dịch vụ của HTX không chỉ giúp thành viên chúng tôi có việc làm mà còn có thêm khoản tiền lãi kha khá cho gia đình”.
Trong số các dịch vụ của HTX, hiệu quả nhất đáng kể đến là dịch vụ hỗ trợ vốn xã viên, cho hộ kinh doanh vay vốn với lãi suất ưu đãi.
Dịch vụ này đã giúp không ít hộ tiểu thương trong chợ có vốn kinh doanh, kịp thời nhập hàng hóa, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.
Bà Trần Thanh Nga, tiểu thương bán hoa, cho biết: “Cũng nhờ HTX cho tôi vay tiền nên tôi kịp lấy được lượng hàng rẻ, tươi từ Đà Lạt về bán.
Lãi suất cho vay cũng thấp nên thu nhập trích ra nhiều hơn”.
HTX luôn quan tâm, đưa lợi ích của tiểu thương lên trước.
Đối với những tiểu thương có đồng vốn ít, muốn phát triển quy mô, mặt hàng kinh doanh, HTX sẵn sàng hỗ trợ.
Thủ tục được vay vốn cũng khá đơn giản, tiểu thương chỉ cần photo giấy chứng minh là được.
Cũng nhờ sự quan tâm của HTX mà năm nay, bà Nga được nâng mức cho vay từ 10 triệu lên 30 triệu đồng, giúp bà mở rộng quy mô làm ăn.
Các dịch vụ của HTX còn góp phần tạo thêm công ăn việc làm ổn định cho 100 lao động trong và ngoài địa phương với mức lương hơn 2 triệu đồng/tháng/người.
Ông Trịnh Văn Chơn, người quản lý lò giết mổ gia súc của HTX, cho biết: “Tôi 59 tuổi rồi.
Đáng lẽ ở cái tuổi này không ai dám thuê mướn tôi vì hết tuổi lao động.
Vậy mà nhờ HTX, tôi có được việc làm ổn định, thu nhập cố định 3 triệu đồng/tháng.
Số tiền này cũng giúp tôi chi cho các chi phí cần thiết của bản thân.
Ngoài ông Chơn, hiện nay, lò giết mổ gia súc tạo việc làm cho khoảng 30 lao động.
Không chỉ vậy, HTX còn xây dựng thang bảng lương cụ thể cho người lao động trực tiếp tại HTX để làm cơ sở tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo quy định của Nhà nước và Luật Lao động.
Ông Bùi Văn Phương, Giám đốc HTX, cho biết: Để tiếp tục nhân rộng mô hình HTX chợ, sắp tới, HTX sẽ đầu tư thêm hệ thống chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy khép kín, hoàn chỉnh các khu vực nhà lồng còn lại theo hướng xã hội hóa.
Ngoài ra, sẽ tiếp tục nâng cấp, sửa chữa những khu vực bị xuống cấp để đảm bảo an toàn, tạo môi trường kinh doanh ổn định cho tiểu thương.
Trong năm nay, HTX đã huy động 700 triệu đồng xây dựng lại nhà lồng chợ, lô, mái che để nâng chợ Long Mỹ lên chợ loại I, xứng tầm với đô thị mới mang tên thị xã Long Mỹ.
Và để mở rộng quy mô kinh doanh, HTX đã đăng ký đầu tư quản lý chợ Vĩnh Viễn, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ.
HTX đã nhận thi công bờ kè 2 bên chợ, sân chợ, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh buôn bán của hơn 150 hộ tiểu thương trong chợ.
Theo nhận định của lãnh đạo UBND xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, HTX đã góp phần làm thay da đổi thịt chợ nông thôn nơi đây bởi cách quản lý, đầu tư, hiệu quả và bài bản so với mô hình quản lý trước kia.
Chủ tịch UBND phường Thuận An, thị xã Long Mỹ, Nguyễn Thị Mộng Trinh nhận xét: “Từ khi chuyển giao một số chợ cho HTX quản lý, hoạt động kinh doanh ở các chợ này ngày càng đi vào nền nếp và làm ăn có hiệu quả nhờ các loại hình dịch vụ, huy động cổ phần.
HTX mạnh dạn đầu tư sửa chữa chợ làm bộ mặt chợ khang trang, sáng láng hơn, việc mua bán của tiểu thương cũng khấm khá hơn hẳn.
HTX kinh doanh hiệu quả, tiểu thương mua may bán đắt đã góp phần lớn trong việc đóng góp cho kinh tế - thương mại - dịch vụ của địa phương phát triển”.
Có thể bạn quan tâm

Với mục đích giúp nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn, góp phần giảm chi phí đầu vào, hạn chế sâu bệnh hại, tăng năng suất cây tiêu… Trạm Khuyến nông huyện Chư (Gia Lai) Sê phối hợp với Phòng Kinh tế Hạ tầng, UBND các xã Dun, Ia Tiêm thực hiện “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel kết hợp bón phân qua nước cho cây hồ tiêu”.

Các giống lúa được Viện sản xuất thuộc nhóm giống lúa chủ lực, nhóm giống lúa nếp và thơm, nhóm giống lúa chất lượng cao và nhóm giống lúa chống chịu mặn phục vụ bố trí sản xuất, hợp đồng bao tiêu sản phẩm theo đề nghị của Cục Trồng trọt, các doanh nghiệp đang thực hiện cánh đồng lớn ở ĐBSCL, Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

Trang trại 5 ha cây - con khép kín ở thị trấn Thạnh Mỹ, Đơn Dương (Lâm Đồng) không chỉ là nơi trao đổi kinh nghiệm của nông dân quanh vùng, mà còn là nơi nghiên cứu thực tế của sinh viên nhiều trường đại học trong nước.

Những ngày này, hàng ngàn hécta cau trong tỉnh Quảng Ngãi đang bước vào cuối vụ thu hoạch. Nếu như các năm trước, cuối vụ giá cau luôn ở mức cao và luôn trong tình trạng khan hàng, thì năm nay giá cau xuống thấp kỷ lục, nhưng vẫn không tiêu thụ được. Người trồng và thu mua cau đau đầu với loại cây trồng đặc thù này.

Tính đến hết tháng 2 năm 2014, toàn huyện Tân Châu (Tây Ninh) hiện đã xuống giống trên 2.100 ha cây mì. Chỉ riêng trong tháng 2 đã xuống giống trên 790 ha mì.