Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Đề Án Phát Triển Chăn Nuôi Đại Gia Súc Gắn Thâm Canh

Hiệu Quả Đề Án Phát Triển Chăn Nuôi Đại Gia Súc Gắn Thâm Canh
Ngày đăng: 17/09/2014

Với đặc thù là một tỉnh vùng cao, để phát huy lợi thế của từng vùng, tỉnh ta đã xác định phát triển chăn nuôi là một trong những chương trình kinh tế quan trọng và coi việc phát triển chăn nuôi là một trong những giải pháp hàng đầu để xóa đói giảm nghèo bền vững.

Trao đổi với phóng viên về kết quả triển khai thực hiện chương trình phát triển chăn nuôi đại gia súc gắn với thâm canh trên địa bàn tỉnh ta trong thời gian qua, đồng chí Đỗ Tấn Sơn, Phó Giám đốc Sở NN và PTNT cho biết: Ngày 21.12.2011, UBND tỉnh đã ban hành Đề án 167/ĐA-UBND, đây là Đề án phát triển chăn nuôi đại gia súc gắn với thâm canh trên địa bàn tỉnh Hà Giang (giai đoạn 2011-2015).

Để việc thực hiện Đề án có hiệu quả, UBND tỉnh tiếp tục ban hành Quyết định 352 phê duyệt Phương án hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo chưa có trâu, bò có nhu cầu phát triển chăn nuôi trâu, bò sinh sản. Trên cơ sở đó, Sở NN và PTNT đã tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh trong công tác chỉ đạo, điều hành đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các huyện, thành phố trong việc xây dựng các phương án, kế hoạch tổ chức thực hiện đề án.

Đề án 167 giúp người dân chủ động phát triển chăn nuôi bò thành hàng hóa.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh phối hợp chặt chẽ với Sở NN và PTNT trong việc tham mưu đề xuất với tỉnh bố trí, phân bổ các nguồn vốn để thực hiện đề án. Sở Khoa học và Công nghệ ưu tiên triển khai các đề tài, dự án tập trung ứng dụngtiến bộ kỹ thuật vào các giống gia súc bản địa có ưu thế như giống bò vàng vùng cao.

Ngân hàng nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng cường công tác huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn cho vay phát triển sản xuất nông nghiệp. Các đoàn thể đã chỉ đạo các cơ sở hội tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng tới cán bộ, hội viên về nội dung các đề án, phương án, vận động hội viên áp dụng vào sản xuất...

Trên cơ sở đề án của tỉnh ban hành các huyện, thành phố đã chủ động triển khai cụ thể hóa bằng các phương án, kế hoạch thực hiện đề án trên địa bàn gắn với cơ chế hỗ trợ, khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi phù hợp với điều kiện từng vùng.

Theo số liệu thống kê cho thấy, năm 2011 đàn trâu toàn tỉnh có tổng số 156.311 con, đàn bò có 102.960 con, đàn ngựa có 4.750 con. Diện tích cỏ trồng mới được 2.623,5 ha. Đến 6 tháng đầu năm 2014 đàn trâu toàn tỉnh có 158.285 con, đàn bò có 105.851 con, đàn ngựa 4.145 con. Diện tích cỏ trồng mới được 1.156,8 ha.

Công tác thụ tinh nhân tạo cho đàn bò đã triển khai đào tạo được 106 dẫn tinh viên, tập huấn cho các hộ chăn nuôi được 1.610 người, phối giống được 738 con. Trong 6 tháng đầu năm 2014 Trung tâm giống cây trồng và gia súc Phó Bảng đã phối hợp với các huyện triển khai đào tạo dẫn tinh viên được 5 lớp với 107 học viên, công tác tập huấn các hộ huyện Xín Mần đã tổ chức được 7 lớp với 450 học viên, công tác phối tinh nhân tạo đã thực hiện được 80 con.

Phương án hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo phát triển chăn nuôi đã triển khai và đạt kết quả tốt. Số hộ sẽ được hỗ trợ năm 2014 theo phương án được phê duyệt là 3.318 hộ, kinh phí phân bổ là 33.180 triệu đồng.

Đến nay các huyện đã giải ngân hỗ trợ được 1.021 hộ, với 10.210 triệu đồng, trong đó huyện Hoàng Su Phì và Đồng Văn đã ứng vốn triển khai hỗ trợ từ cuối năm 2013 được 570 hộ. Hiện nay tổng số hộ có nhu cầu vay vốn của các huyện là 4.779 hộ, với nhu cầu kinh phí 79.552 triệu đồng vay qua ngân dàng chính sách và ngân hàng nông nghiệp.

Đồng chí Đỗ Tấn Sơn cho biết thêm: Từ khi UBND tỉnh ban hành Đề án 167 về phát triển chăn nuôi đại gia súc gắn với thâm canh đã góp phần làm thay đổi được nhận thức của các cấp chính quyền tại cơ sở trong việc chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế của địa phương.

Từ đó đã tập trung và lồng ghép các nguồn lực kinh tế để ưu tiên tập trung phát triển những mục tiêu chính đó là phát triển chăn nuôi đại gia súc. Từ những chương trình tập huấn chuyển giao công nghệ cụ thể đã làm thay đổi dần tập quan chăn nuôi nuôi của người dân từ chăn nuôi quản canh sang chăn nuôi thâm canh có đầu tư.

Đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học vào trong chăn nuôi như áp dụng các biện pháp dự trữ thức ăn qua đông, biện pháp thụ tinh nhân tạo cho bò.... Bên cạnh đó các sản phẩm chăn nuôi đã dần trở thành hàng hóa, hàng năm số lượng trâu bò xuất chuồng năm sau luôn tăng cao hơn năm trước.

Mặt khác việc đầu tư của các hộ dân cũng được nâng lên như đầu tư về chuồng trại chăn nuôi, đầu tư cho trồng cỏ làm cây thức ăn... và làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, phòng chống đói rét cho đàn gia súc đặc biệt là đàn trâu, bò mà trong những năm vừa qua tình hình thiệt hại gia súc do dịch bệnh và đói rét đã hạn chế đến mức tối đa.

Để tiếp tục thực hiện tốt chương trình này, trong thời gian tới ngành NN và PTNT tham mưu đề xuất với tỉnh điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung Nghị quyết 47 của HĐND tỉnh cho phù hợp với điều kiện chăn nuôi thực tế của tỉnh.

Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền địa phương trong việc phát triển chăn nuôi đại gia súc. Tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân hiểu và nắm bắt kịp thời các chủ trương chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi đại gia súc nói riêng của Trung ương và của tỉnh.

Cùng đó, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư kêu gọi các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển chăn nuôi cũng như chế biến và bao tiêu sản phẩm; áp dụng các tiến bộ khoa học vào trong chăn nuôi đại gia súc nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi đặc biệt là áp dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo cho đàn bò và các biện pháp dự trữ thức ăn qua đông cho đàn gia súc.

Thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh, phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi, góp phần cho việc phát triển ổn định đàn đại gia súc của tỉnh...


Có thể bạn quan tâm

Người chữa bệnh cho tiêu Người chữa bệnh cho tiêu

Sau thời gian bất lực nhìn vườn tiêu chết dần chết mòn do bệnh, thì nay nhiều nông dân huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) mừng như “nhặt được vàng” khi ông Dương Hùng Đỗ, Chủ tịch Viện Công nghệ sinh học miền Nam tại Gia Lai, đã sử dụng bài thuốc do mình nghiên cứu để cứu sống vườn tiêu của nông dân.

06/06/2015
Người trồng sắn thiệt hại nặng vì rệp sáp bột hồng Người trồng sắn thiệt hại nặng vì rệp sáp bột hồng

Mới đây, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên phối hợp với các huyện Phú Hòa, Sơn Hòa và Tuy An tiến hành tiêu hủy vùng sắn đã bị rệp sáp bột hồng gây hại nhằm cắt đứt nguồn lây lan sang diện rộng. Đây là năm thứ hai liên tiếp rệp sáp bột hồng xuất hiện gây hại khiến nông dân thiệt hại hàng tỉ đồng.

06/06/2015
Làm hồ sơ điện tử cho rau sạch trên cao nguyên Mộc Châu Làm hồ sơ điện tử cho rau sạch trên cao nguyên Mộc Châu

Khi đến tay người tiêu dùng, những sản phẩm này đã có sẵn hồ sơ dữ liệu từ khi gieo hạt, chăm sóc và thành phẩm.

06/06/2015
Bảo vệ các loài thiên địch trên cây mắc ca Lâm Đồng Bảo vệ các loài thiên địch trên cây mắc ca Lâm Đồng

Kết quả điều tra mới đây của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết, thành phần sâu bệnh trên cây mắc ca Lâm Đồng với 10 loài, trong đó hầu hết chỉ xuất hiện gây hại ở mức độ trung bình - nhẹ, ít phổ biến gồm: rầy mềm, sâu kèn nhỏ, rệp sáp, sâu đo đen vằn trắng, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ nẹt, nhện đỏ, ve sầu và sâu đục quả.

06/06/2015
Mở toang cửa xuất khẩu rau quả ngoại giao và mở rộng thị trường Mở toang cửa xuất khẩu rau quả ngoại giao và mở rộng thị trường

Để rau quả Việt Nam tiếp cận với các thị trường khó tính, ngoài tổ chức lại SX, nâng tầm thương hiệu thì đàm phán, ngoại giao cũng hết sức quan trọng.

09/06/2015