Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả của mô hình nuôi kết hợp trồng

Hiệu quả của mô hình nuôi kết hợp trồng
Ngày đăng: 09/06/2015

Thấy Dự án “Chăn nuôi kết hợp với trồng rừng” của anh Lộc khả thi nên năm 2011, UBND huyện Mộ Đức đã cho anh mở trang trại. Sau hai năm triển khai, đến nay, trang trại của anh Lộc đã phát huy tác dụng và mang lại hiệu quả đáng mừng. “Trước khi làm, mình cũng đã tìm hiểu, nghiên cứu rất kỹ từ các mô hình nuôi heo như thế này ở nhiều địa phương.

Ô nhiễm môi trường ở các trang trại chăn nuôi thường xảy ra nhiều hay ít phụ thuộc vào việc xử lý. Rút kinh nghiệm các nơi, mình xử lý bằng cách kết hợp giữa mở trại chăn nuôi với trồng rừng xung quanh. Tận dụng chất thải từ chăn nuôi để bón cho cây nên hạn chế đến mức thấp nhất việc gây ô nhiễm”, anh Lộc cho biết.

Nơi anh Lộc xây dựng trang trại trước đây được xem là “vùng đất khó”. Đất đai bạc màu, quanh năm khô cằn, không thể trồng bất cứ loại cây gì. Thế nhưng, giờ đây gia đình anh Lộc đã thu về tiền tỷ chính từ mảnh “đất khó”này.

Hiện nay đàn heo trong trang trại của anh Lộc lên đến 400 con. Trong đó có hơn 40 con heo nái sinh sản. Từ nguồn giống do heo nái sinh sản, anh Lộc phát triển thành nguồn heo thịt siêu nạc. Mỗi năm anh xuất chuồng hai đợt, mỗi đợt thu về trên 500 triệu đồng. Bên cạnh đó, với hơn 5ha đất quanh trại chăn nuôi anh chọn những loại cây phù hợp với thổ nhưỡng để trồng.

“Vì đây là vùng đất cát khô cằn nên tôi chọn cây bạch đàn và cây xà cừ để trồng. Chỉ có hai loại cây ấy mới chịu nổi sự khắc nghiệt ở vùng đất này. Tận dụng nguồn chất thải từ chăn nuôi tôi bón cho cây. Vì vậy mới trồng có hai năm mà cây sinh trưởng, phát triển tốt”, anh Lộc cho biết thêm.

Nói về những dự định trong tương lai, anh Lộc chia sẻ: “Khi quyết định mở trang trại chăn nuôi và trồng rừng là tôi đã xác định làm ăn lâu dài. Chính vì thế  thời gian đến nếu có điều kiện tôi sẽ mở rộng chuồng trại và tăng số lượng heo giống lên, nuôi thêm nhiều heo thịt. Bên cạnh đó, tôi sẽ xin cấp đất để mở rộng diện tích trồng rừng, cải tạo đất ở khu vực này…”.

Ông Đinh Văn Bé-Phó Chủ tịch UBND xã Đức Phong cho biết: “Mô hình trang trại nuôi heo kết hợp với trồng rừng của anh Lộc là một mô hình điển hình của xã. Nó không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần cải tạo những diện tích đất xấu.

Đặc biệt hơn, mô hình kiểu mới này không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nên chúng tôi rất khuyến khích bà con học hỏi, nhân rộng. Ngoài việc phát triển kinh tế và làm giàu cho gia đình, anh Lộc còn thường xuyên quan tâm đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi ở địa phương nên chính quyền cũng rất hoan nghênh và khích lệ anh làm giàu”.


Có thể bạn quan tâm

Chặt Mía Chạy Lũ Chặt Mía Chạy Lũ

Hậu Giang là tỉnh có vùng mía nguyên liệu lớn nhất ĐBSCL với 12.600 ha. Trong đó, tập trung chủ yếu ở huyện Phụng Hiệp, hơn 8.300 ha và đây cũng là địa phương có diện tích mía đang bị nước lũ đe dọa nhiều nhất do nền ruộng trũng, thấp.

23/10/2014
Một Ha Bí Xanh Thu Lãi 180 Triệu Đồng Một Ha Bí Xanh Thu Lãi 180 Triệu Đồng

Cây bí xanh đã được các hộ dân ở huyện Thạch Thành trồng từ nhiều năm nay và cho hiệu quả kinh tế cao. Đến thăm ruộng bí nhà anh Lê Văn Tám, ở thôn Hợp, xã Thành Hưng đang kỳ thu hoạch, anh cho biết: Vụ thu – đông năm nay gia đình anh trồng 4 sào trên đất màu.

23/10/2014
Kiến Nghị Trữ 200.000 Tấn Cà Phê Để Giữ Giá Kiến Nghị Trữ 200.000 Tấn Cà Phê Để Giữ Giá

Theo Vicofa, nguyên nhân là mỗi vụ cà phê chỉ thu hoạch trong khoảng hai tháng nên nông dân có xu hướng bán cà phê ngay sau khi thu hoạch để trang trải chi phí. Nếu đề nghị tạm trữ cà phê được chấp thuận sẽ hạn chế được việc nông dân bán ra nhiều khiến giá giảm.

24/10/2014
Bàn Cách Diệt ‘Rau Sâu’ Để Xuất Khẩu Sang EU Bàn Cách Diệt ‘Rau Sâu’ Để Xuất Khẩu Sang EU

EU là một trong những thị trường xuất khẩu rau quả lớn và rất khó tính. Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật rau quả nhập vào EU phải đạt năm tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động.

24/10/2014
Lâm Đồng Trước Ngưỡng “Bội Thực” Bò Sữa Lâm Đồng Trước Ngưỡng “Bội Thực” Bò Sữa

Theo quy hoạch phát triển bò sữa tại xã Đạ Ròn của UBND huyện Đơn Dương, đến năm 2015, xã này được ấn định là 1.500 con, năm 2020 nâng lên 2.000 con. Tuy nhiên, thống kê của UBND xã Đạ Ròn cho thấy, cuối năm 2013, toàn xã đã có 1.800 con, đến thời điểm hiện nay là 2.047 con và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.

24/10/2014