Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Của Mô Hình Nuôi Cá Trên Ruộng Lúa Ở Hà Vị

Hiệu Quả Của Mô Hình Nuôi Cá Trên Ruộng Lúa Ở Hà Vị
Ngày đăng: 21/06/2012

Trong những năm qua, xã Hà Vị (Bạch Thông - Bắc Kạn) đã đẩy mạnh việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để nông dân tiếp thu, áp dụng vào sản xuất và đời sống. Theo đó năm 2011 - 2012, Trung tâm giống Cây trồng - Vật nuôi tỉnh đã xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm cá – lúa nhằm giúp người dân địa phương thâm canh tăng vụ.

Hà Vị là xã có nghề nuôi cá ruộng từ lâu đời, song người dân nuôi chủ yếu dưới hình thức quảng canh, đối tượng nuôi chủ yếu là cá Chép địa phương nên cho năng suất thấp. Vụ mùa năm 2011, Trung tâm giống cây trồng - Vật nuôi Bắc Kạn phối hợp với xã Hà Vị xây dựng mô hình thử nhiệm cá rô phi đơn tính trên ruộng với 15 hộ gia đình tham gia trên diện tích 2 ha tại 5 thôn gồm: thôn Nà Phả, Nà Cà, Khau Cà, Pá Yếu và Khuổi Thiêu. Rút kinh nghiệm năm trước, thời vụ được chuyển dịch sớm hơn và cá được nuôi gối vào cả 2 vụ lúa nên vụ xuân năm 2012, Trung tâm tiếp tục xây dựng mô hình nuôi thử nhiệm cá Chép V1 trên ruông lúa với diện tích 1 ha cho 9 hộ tham gia tại thôn Nà Cà.

Mô hình này được thực hiện theo công thức sản xuất nuôi xen canh lúa - cá, với giống cá Chép V1 đã được chọn lọc được lai tạo từ bởi 3 loại cá chép dòng cá thuần là giống: cá chép trắng Việt Nam, cá chép vẩy Hungari và cá chép vàng Inđônêxia nên cá cho giá trị kinh tế cao với năng suất đạt 7 tạ/ha. Sau 3 tháng nuôi với 1.000 m2 (lúa khang dân 950 m2, cá chép 50 m2), trung bình mỗi gia đình đạt gần 56 kg cá (cá đạt tỷ lệ sống trên 70%). Với giá cá chép hiện nay trên thị trường từ 60 - 85 nghìn đồng/kg, sau khi trừ hết mọi chi phí, bình quân mỗi gia đình thu về được 3 - 4 triệu đồng (chưa tính lúa).

Từ khi thực hiện mô hình cá – lúa tại Hà Vị, đời sống của nhiều hộ nông dân trong xã được cải thiện đáng kể. Điển hình như hộ ông Tô Văn Truyền, Phùng Văn Quốc, Chu Minh Tực, Triệu Đức Đệ… thôn Nà Cà. Việc nuôi cá trên ruộng lúa còn giúp tăng khả năng phòng trừ dịch hại trên cây lúa, giảm được chi phí cho sản xuất. Thu nhập từ cá và lúa đã đạt 60 - 70 triệu đồng/ha/năm. Từ đó đã khích lệ được đông đảo nhân dân trong vùng thực hiện.

Nuôi cá trên ruộng lúa không khó, nhưng muốn nuôi đạt hiệu quả, theo ông Triệu Đức Đệ, người có kinh nghiệm nhiều năm nuôi cá ruộng cho biết: Trước khi thả cá, người nuôi phải xử lý thật kỹ ruộng nuôi, chuôm nuôi cá bằng cách: rắc vôi bột, để khô chuôm nuôi sau đó cho nước vào chuôm ngâm 1 tuần rồi lại tháo cạn, cho nước mới vào chuôm. Thời điểm thả cá thích hợp nhất là khi cấy lúa xong. Lúc này cá có điều kiện ăn phân, ăn ấu trùng… tại ruộng nên cá sinh trưởng rất nhanh. Đặc biệt, phải chú trọng đến kỹ thuật sản xuất mô hình cá - lúa như: Ruộng nuôi phải có diện tích từ 1.000 - 2.000 m2; có nguồn nước chủ động; có chuôm rộng 50 m2 để cho cá trú ẩn khi làm cỏ, gặt hái…

Đồng chí Lý Văn Mến, Phó Bí thư Đảng ủy xã Hà Vị cho biết: Dựa trên những lợi thế có sẵn tại địa phương, trong những mùa vụ tiếp theo Hà Vị sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình nhằm thay đổi tập quán canh tác, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân. Hơn nữa, mô hình cá - lúa phát triến sẽ là nguồn thực phẩm sạch, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi ếch kết hợp với cá trê trong lồng lưới Mô hình nuôi ếch kết hợp với cá trê trong lồng lưới

Sáng 31/7/2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị tổng kết mô hình nuôi ếch kết hợp với cá trê trong lồng lưới. Dự hội nghị có các đồng chí đại diện Sở Nông nghiệp & PTNT; phòng NN&PTNT, Trạm Khuyến nông các huyện, thành, thị và trên 20 hộ nuôi cá trên địa bàn tỉnh.

05/08/2015
Xây dựng Sơn Tây thành vùng nuôi gà Mía cao sản Xây dựng Sơn Tây thành vùng nuôi gà Mía cao sản

Ngày 1/8, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã có buổi làm việc với thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và công tác quản lý đê kè sông Hồng trên địa bàn. Cùng dự có Phó Chủ tịch UBND TP Trần Xuân Việt.

06/08/2015
Mô hình nuôi gà, heo trên nền đệm lót sinh học Mô hình nuôi gà, heo trên nền đệm lót sinh học

Được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh Bình Định hỗ trợ 100% về giống, 30% chế phẩm sinh học, nguyên liệu sản xuất đệm lót và thức ăn chăn nuôi, Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát đã triển khai mô hình nuôi heo và nuôi gà trên đệm lót sinh học tại xã Cát Tân, với quy 20 con heo, 800 con gà; có 2 hộ trực tiếp nuôi heo và 2 hộ nuôi gà.

06/08/2015
Xử lý nghiêm 15 cơ sở dùng chất cấm trong chăn nuôi Xử lý nghiêm 15 cơ sở dùng chất cấm trong chăn nuôi

Ngày 31-7, ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai cho biết, mới phát hiện 15 cơ sở chăn nuôi, giết mổ có sử dụng chất cấm (Beta-agonist) trong chăn nuôi heo nằm trên địa bàn các huyện: Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Trảng Bom, Long Thành và TP. Biên Hòa. Trong đó, huyện Vĩnh Cửu có 5 trang trại dùng chất cấm, gồm các hộ: Trần Thanh Nghị, Bùi Thị Sáu, Nguyễn Thành An, Nguyễn Khoa Hồ, Trịnh Minh Tâm (đều ở thị trấn Vĩnh An); huyện Trảng Bom có 5 trang trại của các hộ: Phạm Trà, Phan Thanh Canh (xã Tây Hòa), Trần Thanh Phong, Phạm Mai Trang, Nguyễn Hữu Trung (xã Đông Hòa); huyện Xuân Lộc có 3 trang trại của các hộ: Phạm Đình Trúc, Huỳnh Thanh Sơn (xã Suối Cao), Nguyễn Đức Minh (xã Xuân Định); huyện Long Thành có 1 trang trại của hộ Trần Thanh Liêm (xã Bàu Cạn) và TP. Biên Hòa phát hiện 1 mẫu tại cơ sở giết mổ gia súc của hộ Nguyễn Viết Dũng (phường Long Bình).

06/08/2015
Huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) trên 200 hộ chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học Huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) trên 200 hộ chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học

Nhằm cải tạo môi trường trong chăn nuôi, giúp nông dân giảm bớt chi phí sản xuất, năm 2014 huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai xây dựng mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi. Đến nay, toàn huyện có hơn 200 hộ sử dụng đệm lót sinh học, tập trung ở các xã Thiệu Phú, Thiệu Viên, Thiệu Minh, Thiệu Vũ...

06/08/2015