Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Công Tác Tư Vấn Cho Người Nuôi Tôm

Hiệu Quả Công Tác Tư Vấn Cho Người Nuôi Tôm
Ngày đăng: 29/05/2014

Để giúp cho người nuôi tôm đạt hiệu quả cao, những năm qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (TT-KNKN) tỉnh Trà Vinh đã làm tốt công tác cử cán bộ xuống địa bàn tư vấn cho người nuôi tôm.

Đến nay, mô hình này đã thật sự phát huy hiệu quả, vụ nuôi tôm 2014, TT-KNKN tiếp tục cử 22 cán bộ thủy sản trực tiếp xuống địa bàn hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm cho nông dân thuộc các huyện ven biển Cầu Ngang, Duyên Hải, Châu Thành, Trà Cú.

Ông Kim Huỳnh Khiêm, Giám đốc TT-KNKN cho biết: năm nay, hình thức tư vấn hộ đã có sự đổi mới như, cán bộ đến tư vấn sản xuất hộ nông dân theo nông hộ, tổ, nhóm sản xuất cùng mục tiêu, tư vấn theo chuyên đề từ khâu đầu vào đến đầu ra của sản phẩm,... theo hình thức cầm tay chỉ việc bước đầu đã và đang mang lại những hiệu quả tích cực.

Mục tiêu chủ yếu của hình thức tư vấn này là tạo sự gắn kết thiết thực giữa cán bộ kỹ thuật và nông dân.

Cán bộ kỹ thuật được cử đi tư vấn là những cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn tốt, nắm rõ tình hình sản xuất tại địa phương, giúp nông dân giải quyết kịp thời một số khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất, những thông tin cơ bản về chọn con giống chất lượng, quy trình sản xuất phù hợp tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn, phù hợp nhu cầu thị trường. Người dân từng bước thay đổi dần nhận thức, mạnh dạn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật được tư vấn vào thực tiễn sản xuất đạt năng suất và chất lượng cao so với hình thức sản xuất truyền thống tại địa phương.

Từ đầu năm đến nay, cán bộ của TT-KNKN đã tư vấn được 2.129 lượt hộ nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng với các nội dung như: Giới thiệu nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP; thiết kế cải tạo ao; phương thức xử lý nước, lấy nước, diệt tạp; kỹ thuật chọn giống, thả giống; cách cho ăn, quản lý thức ăn; quản lý môi trường ao nuôi; kỹ thuật quản lý sức khỏe, cách phát hiện bệnh; thu hoạch, bảo quản sản phẩm.

Ông Nguyễn Văn Uẩn, ở Ấp Tư, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang cho biết: Vụ nuôi tôm năm 2013, tôi thả nuôi 220.000 con giống tôm thẻ chân trắng trên diện tích 0,3ha và được cán bộ của TT-KNKN Trà Vinh hỗ trợ kỹ thuật, sau 03 tháng quản lý và chăm sóc, thu hoạch với sản lượng 3,3 tấn tôm thương phẩm, bình quân đạt kích cỡ 36 con/kg, lợi nhuận hơn 230 triệu đồng. Vụ tôm năm 2014 này, nhờ được tư vấn kỹ thuật nên tôi tiếp tục thả nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích nêu trên, hiện tôm đang chuẩn bị thu hoạch, hứa hẹn trúng lớn.

Còn ông Trần Quốc Đằng, ở Ấp Ba, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang cũng có 02 hồ nuôi tôm công nghiệp với diện tích 0,25ha. Trước kia, các hộ nuôi tôm trong ấp thường sản xuất theo kinh nghiệm, cứ đúng lịch thời vụ thì cải tạo ao thả giống, xử lý nước, phòng ngừa bệnh định kỳ, năng suất tôm không cao, nhiều khi bị lỗ vốn.

Từ khi có cán bộ của TT-KNKN xuống địa bàn tư vấn, người nuôi tôm được hướng dẫn, giúp đỡ từ khâu cải tạo ao, chọn giống, chăm sóc đến khi thu hoạch. Do vậy, năng suất tôm đạt khá cao, vụ tôm thẻ chân trắng vừa qua, gia đình thu hoạch năng suất đạt 3,5 tấn, lợi nhuận trên 350 triệu đồng.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Ngang - ông Dương Văn Đởm, cho biết: Vụ tôm năm 2014 này, huyện được TT-KNKN cử 08 cán bộ xuống địa bàn các xã nuôi tôm để tư vấn trực tiếp cho nông dân. Công tác tư vấn hộ cho người nuôi tôm hiện nay được xem là hình thức đào tạo nghề tại chỗ và trực tiếp cho nông dân.

Trên thực tế, huyện đã tiếp thu và tiếp tục nhân rộng mô hình này trong thời gian tới. Công tác tư vấn hộ của TT-KNKN đã thực sự đi vào cuộc sống nhân dân, cung cấp kịp thời những thông tin về sản xuất đến nông dân.

Theo đó, huyện bố trí mỗi xã đều có kỹ sư chuyên ngành về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, các kỹ sư này trực tiếp xuống địa bàn phụ trách, cứ một tuần tổ chức họp một lần cùng với phòng để báo cáo tình hình thực tế ở địa phương, nhằm có biện pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn nên tình hình dịch bệnh trên tôm của huyện hiện nay xảy ra không đáng kể.

Theo kỹ sư Phạm Minh Thiện, cán bộ Phòng Kỹ thuật TT-KNKN: Tôi tham gia công tác tư vấn hộ cho người nuôi tôm được nhiều vụ, hiệu quả công tác tư vấn đem lại thiết thực, do cán bộ kỹ thuật được trực tiếp phân công xuống địa bàn thực hiện biện pháp “cùng nông dân ra đồng”, “cầm tay chỉ việc”, sẽ sát cánh cùng nông dân trên ao nuôi tôm, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nông dân để cùng nông dân quản lý tốt dịch bệnh, quản lý ao nuôi theo hướng phát triển bền vững.

Qua thời gian tư vấn, đa số nông dân được tư vấn tiếp thu tốt ý kiến tư vấn, vận dụng tốt vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng thêm thu nhập cho nông hộ.

Công tác tư vấn hộ là một hình thức tư vấn rất có hiệu quả được người nuôi tôm đồng tỉnh ủng hộ. Trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp tỉnh cần tạo điều kiện và thời gian tư vấn nhiều hơn để nhiều nông dân có cơ hội tiếp thu, học hỏi, áp dụng tốt vào thực tế sản xuất, tạo điều kiện thúc đẩy, phát triển ngành Nông nghiệp của tỉnh bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Thí Điểm Mô Hình Táo Dây Xanh Ở Lương Sơn (Bình Thuận): Thí Điểm Mô Hình Táo Dây Xanh Ở Lương Sơn (Bình Thuận):

Thực hiện chuyển đổi giống cây trồng trên vùng đất sản xuất kém hiệu quả, đang được người dân các địa phương trong tỉnh quan tâm áp dụng. Mới đây người dân thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) đã thử nghiệm trồng giống táo dây xanh trên vùng đất khô hạn, bạc màu, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá rõ.

09/05/2013
Chăn Nuôi Bò Thâm Canh Ở Cam Lộ Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Chăn Nuôi Bò Thâm Canh Ở Cam Lộ Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Cam Lộ (Quảng Trị) là một huyện trung du, có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, thủy văn và các vùng sinh thái khác nhau thích ứng cho quá trình đa dạng hóa nông nghiệp, trong đó lợi thế nhất là đồng cỏ để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Thực tế trong những năm qua, với sự tác động tích cực của các chính sách hỗ trợ của huyện, tỉnh, nông dân trong huyện đã khai thác được thế mạnh về đất đai và lao động đưa lại hiệu quả khá cao trong sản xuất cây công nghiệp ngắn, dài ngày và chăn nuôi trâu bò đàn.

10/05/2013
Xây Dựng Trung Tâm Nghề Cá Đồng Bằng Sông Cửu Long Xây Dựng Trung Tâm Nghề Cá Đồng Bằng Sông Cửu Long

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ cho biết thành phố vừa phê duyệt Dự án Trung tâm nghề cá ĐBSCL, với tổng vốn đầu tư khoảng 400 triệu USD.

11/05/2013
Trồng Đậu Nành Thu Nhập Gấp Đôi Trồng Lúa Trồng Đậu Nành Thu Nhập Gấp Đôi Trồng Lúa

Do hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa vụ xuân hè không cao nên nhiều hộ gia đình ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang... đã thay thế vụ lúa xuân hè hoặc hè thu sớm bằng một vụ đậu nành sau khi thu hoạch lúa đông xuân.

11/05/2013
Vụ Tôm Càng Xanh 2012 Đạt Năng Suất Thấp Ở Đồng Tháp Vụ Tôm Càng Xanh 2012 Đạt Năng Suất Thấp Ở Đồng Tháp

Sau thắng lợi của vụ tôm năm 2011, năm 2012 diện tích thả nuôi tôm càng xanh mùa lũ ở huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã tăng lên. Cụ thể, năm 2012 toàn huyện có 185,66 ha thả nuôi tôm, tăng 34 ha tập trung các xã: Mỹ An Hưng B, Vĩnh Thạnh... Tuy nhiên, năm nay vụ tôm càng xanh mùa lũ ở huyện đạt năng suất thấp, nhiều hộ nuôi không có lời, thậm chí bị thua lỗ.

03/01/2013