Hiệu Quả Công Tác Tư Vấn Cho Người Nuôi Tôm

Để giúp cho người nuôi tôm đạt hiệu quả cao, những năm qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (TT-KNKN) tỉnh Trà Vinh đã làm tốt công tác cử cán bộ xuống địa bàn tư vấn cho người nuôi tôm.
Đến nay, mô hình này đã thật sự phát huy hiệu quả, vụ nuôi tôm 2014, TT-KNKN tiếp tục cử 22 cán bộ thủy sản trực tiếp xuống địa bàn hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm cho nông dân thuộc các huyện ven biển Cầu Ngang, Duyên Hải, Châu Thành, Trà Cú.
Ông Kim Huỳnh Khiêm, Giám đốc TT-KNKN cho biết: năm nay, hình thức tư vấn hộ đã có sự đổi mới như, cán bộ đến tư vấn sản xuất hộ nông dân theo nông hộ, tổ, nhóm sản xuất cùng mục tiêu, tư vấn theo chuyên đề từ khâu đầu vào đến đầu ra của sản phẩm,... theo hình thức cầm tay chỉ việc bước đầu đã và đang mang lại những hiệu quả tích cực.
Mục tiêu chủ yếu của hình thức tư vấn này là tạo sự gắn kết thiết thực giữa cán bộ kỹ thuật và nông dân.
Cán bộ kỹ thuật được cử đi tư vấn là những cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn tốt, nắm rõ tình hình sản xuất tại địa phương, giúp nông dân giải quyết kịp thời một số khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất, những thông tin cơ bản về chọn con giống chất lượng, quy trình sản xuất phù hợp tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn, phù hợp nhu cầu thị trường. Người dân từng bước thay đổi dần nhận thức, mạnh dạn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật được tư vấn vào thực tiễn sản xuất đạt năng suất và chất lượng cao so với hình thức sản xuất truyền thống tại địa phương.
Từ đầu năm đến nay, cán bộ của TT-KNKN đã tư vấn được 2.129 lượt hộ nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng với các nội dung như: Giới thiệu nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP; thiết kế cải tạo ao; phương thức xử lý nước, lấy nước, diệt tạp; kỹ thuật chọn giống, thả giống; cách cho ăn, quản lý thức ăn; quản lý môi trường ao nuôi; kỹ thuật quản lý sức khỏe, cách phát hiện bệnh; thu hoạch, bảo quản sản phẩm.
Ông Nguyễn Văn Uẩn, ở Ấp Tư, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang cho biết: Vụ nuôi tôm năm 2013, tôi thả nuôi 220.000 con giống tôm thẻ chân trắng trên diện tích 0,3ha và được cán bộ của TT-KNKN Trà Vinh hỗ trợ kỹ thuật, sau 03 tháng quản lý và chăm sóc, thu hoạch với sản lượng 3,3 tấn tôm thương phẩm, bình quân đạt kích cỡ 36 con/kg, lợi nhuận hơn 230 triệu đồng. Vụ tôm năm 2014 này, nhờ được tư vấn kỹ thuật nên tôi tiếp tục thả nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích nêu trên, hiện tôm đang chuẩn bị thu hoạch, hứa hẹn trúng lớn.
Còn ông Trần Quốc Đằng, ở Ấp Ba, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang cũng có 02 hồ nuôi tôm công nghiệp với diện tích 0,25ha. Trước kia, các hộ nuôi tôm trong ấp thường sản xuất theo kinh nghiệm, cứ đúng lịch thời vụ thì cải tạo ao thả giống, xử lý nước, phòng ngừa bệnh định kỳ, năng suất tôm không cao, nhiều khi bị lỗ vốn.
Từ khi có cán bộ của TT-KNKN xuống địa bàn tư vấn, người nuôi tôm được hướng dẫn, giúp đỡ từ khâu cải tạo ao, chọn giống, chăm sóc đến khi thu hoạch. Do vậy, năng suất tôm đạt khá cao, vụ tôm thẻ chân trắng vừa qua, gia đình thu hoạch năng suất đạt 3,5 tấn, lợi nhuận trên 350 triệu đồng.
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cầu Ngang - ông Dương Văn Đởm, cho biết: Vụ tôm năm 2014 này, huyện được TT-KNKN cử 08 cán bộ xuống địa bàn các xã nuôi tôm để tư vấn trực tiếp cho nông dân. Công tác tư vấn hộ cho người nuôi tôm hiện nay được xem là hình thức đào tạo nghề tại chỗ và trực tiếp cho nông dân.
Trên thực tế, huyện đã tiếp thu và tiếp tục nhân rộng mô hình này trong thời gian tới. Công tác tư vấn hộ của TT-KNKN đã thực sự đi vào cuộc sống nhân dân, cung cấp kịp thời những thông tin về sản xuất đến nông dân.
Theo đó, huyện bố trí mỗi xã đều có kỹ sư chuyên ngành về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, các kỹ sư này trực tiếp xuống địa bàn phụ trách, cứ một tuần tổ chức họp một lần cùng với phòng để báo cáo tình hình thực tế ở địa phương, nhằm có biện pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn nên tình hình dịch bệnh trên tôm của huyện hiện nay xảy ra không đáng kể.
Theo kỹ sư Phạm Minh Thiện, cán bộ Phòng Kỹ thuật TT-KNKN: Tôi tham gia công tác tư vấn hộ cho người nuôi tôm được nhiều vụ, hiệu quả công tác tư vấn đem lại thiết thực, do cán bộ kỹ thuật được trực tiếp phân công xuống địa bàn thực hiện biện pháp “cùng nông dân ra đồng”, “cầm tay chỉ việc”, sẽ sát cánh cùng nông dân trên ao nuôi tôm, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nông dân để cùng nông dân quản lý tốt dịch bệnh, quản lý ao nuôi theo hướng phát triển bền vững.
Qua thời gian tư vấn, đa số nông dân được tư vấn tiếp thu tốt ý kiến tư vấn, vận dụng tốt vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng thêm thu nhập cho nông hộ.
Công tác tư vấn hộ là một hình thức tư vấn rất có hiệu quả được người nuôi tôm đồng tỉnh ủng hộ. Trong thời gian tới, ngành Nông nghiệp tỉnh cần tạo điều kiện và thời gian tư vấn nhiều hơn để nhiều nông dân có cơ hội tiếp thu, học hỏi, áp dụng tốt vào thực tế sản xuất, tạo điều kiện thúc đẩy, phát triển ngành Nông nghiệp của tỉnh bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Trên 300 CBCNV của Cty đều đi làm đầy đủ. Nô nức nhất là xưởng chế biến, nơi thu hút gần 90% lực lượng CBCNV của đơn vị. Những ngày nghỉ Tết hầu như không ảnh hưởng gì đến không khí ngày làm việc đầu tiên của năm mới. Cả khu chế biến đông chật người nhưng không tiếng trò chuyện, từng người cần mẫn với đôi tay thoăn thoắt lột vỏ những con tôm.

Mỗi ha trồng được 10.000 gốc khóm, cứ cách 2 tháng xử lý khí đá khoảng 2.000 gốc, sẽ cho thu hoạch 1.500-1.700 trái. Nhờ có đường hành lang ven biển phía Nam đi qua vùng trồng khóm nên người dân mang ra hai bên đường dẫn lên cầu Cái Lớn, Cái Bé để bán, giúp việc tiêu thụ thuận lợi hơn. Nhất là dịp tết vừa rồi, khách đi du xuân thấy khóm đẹp, ăn ngon nên dừng lại mua khá nhiều, dẫn đến hút hàng.

Hội thảo giới thiệu các phương pháp kinh doanh theo hướng tối đa hóa lợi nhuận nhằm cung cấp các sản phẩm cũng như dịch vụ cơ bản như thực phẩm, nước sinh hoạt, năng lượng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, công nghệ thông tin, giao thông- vận tải cho nhóm dân cư thu nhập thấp; đồng thời xác định thách thức cũng như những cơ hội phục vụ cho thị trường thu nhập thấp tại Việt Nam.

Được thành lập năm 1990 trên cơ sở sáp nhập một số đơn vị thuộc Tổng Cty Rau quả Việt Nam, đến nay, Viện Nghiên cứu Rau quả đang từng bước khẳng định vị thế của một đơn vị hàng đầu miền Bắc về lĩnh vực rau, hoa và cây ăn quả. Hàng trăm giống rau và cây ăn quả chủ lực tại miền Bắc như vải, nhãn, chuối, các giống cây có múi, cà chua, dưa chuột, ớt… và hàng chục giống hoa có tính thương mại cao đã được Viện nghiên cứu chọn tạo thành công, đưa ra SX rộng rãi tại các tỉnh miền Bắc.

Tuy nhiên, đi liền đó là mối lo về những hệ luỵ khi nông dân mở rộng diện tích sắn một cách ồ ạt trong thời gan tới. Nếu như niên vụ trước, giá sắn khô trên thị trường chỉ đạt 3.300-3.400đ/kg, thì niên vụ này giá sắn đã tăng lên 3.800 - 3.900đ/kg. Với giá này, trừ chi phí về cây giống, thuê người trồng và thu hoạch thì người dân cũng lãi khoảng 15 -17 triệu đồng/ha.