Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Cao Từ Vụ Đông Ở Mỹ Đức (Hà Nội)

Hiệu Quả Cao Từ Vụ Đông Ở Mỹ Đức (Hà Nội)
Ngày đăng: 10/12/2014

Nhiều năm trở lại đây, vụ Đông đã trở thành vụ sản xuất chính trên địa bàn huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Nhờ tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, vụ Đông đã và đang giúp người nông dân nơi đây cải thiện đời sống.

Chi phí thấp, hiệu quả cao

Vụ Đông năm 2014, xã Mỹ Thành gieo trồng 234ha cây trồng các loại, trong đó có tới 232ha đậu tương, còn lại là rau màu. Do phù hợp với đồng đất nơi đây nên cây đậu tương cho hiệu quả kinh tế cao, trung bình gấp 1,5 – 2 lần so với cấy lúa truyền thống. Vì vậy, từ nhiều năm nay, người dân Mỹ Thành đã đưa diện tích cây đậu tương gieo trồng vụ Đông lên cao.

Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Mỹ Thành Đào Tiến Bình cho biết: "Trồng đậu tương vừa giúp nông dân tiết kiệm chi phí vừa tăng thu nhập. Với giá bán trung bình 25.000 đồng/kg đậu giống và 15.000 đồng/kg đậu thương phẩm, trừ các khoản chi phí, trồng đậu tương cho thu lãi từ 1,5 – 1,8 triệu đồng/sào”.

Tại xã An Mỹ, vài năm trở lại đây, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đưa giống bí xanh vào sản xuất. Nhờ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, bí xanh cho năng suất trung bình đạt 6 – 8 tạ/sào, với giá bán đầu vụ từ 6.000 – 8.000 đồng/kg, cuối vụ từ 3.000 – 4.000 đồng/kg, trừ chi phí, nông dân thu lãi khoảng 2 triệu đồng/sào.

Là một trong những huyện nằm trong nhóm dẫn đầu toàn TP về sản xuất vụ Đông, Mỹ Đức luôn duy trì và nhân rộng diện tích cây trồng, đặc biệt là cây đậu tương. Mặc dù còn gặp không ít khó khăn do thời tiết mưa nhiều vào đầu vụ làm ảnh hưởng đến tiến độ và một số diện tích đậu tương mới gieo trồng. Song, huyện Mỹ Đức đã chỉ đạo các xã hướng dẫn nông dân tập trung cày dõng để tiêu thoát nước. Đến nay, diện tích đậu tương đều sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ quả chắc đạt trên 90%, năng suất dự kiến cao hơn so với vụ Đông năm 2013.

Tăng cường hỗ trợ nông dân

Do đặc thù là huyện có đồng đất trũng nên ngay khi kết thúc vụ mùa, Mỹ Đức đã chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, khoanh vùng gieo trồng cây vụ Đông an toàn, hiệu quả. Đồng thời, chủ động các biện pháp tiêu úng, chống hạn kịp thời khi mưa lớn, hạn hán xảy ra. Phòng Kinh tế và Trạm bảo vệ thực vật huyện còn cử cán bộ xuống từng xã nắm bắt nhu cầu về giống cây trồng, phân bón các loại để kịp thời cung ứng cho nông dân.

Bên cạnh sự hỗ trợ đặc thù của TP đối với cây đậu tương trên đất 2 lúa là hỗ trợ 50% chi phí giống cho các địa phương gieo trồng gọn vùng với diện tích 5ha trở lên, huyện chủ động các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất. Cụ thể là kịp thời bơm tưới, tiêu úng cho cây trồng; khuyến cáo nông dân cách chăm sóc, bảo vệ, phòng trừ sâu bệnh...

Bà Lê Thị Kim Thúy – Trưởng Phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức cho biết, xác định vụ Đông là vụ sản xuất chính, cây đậu tương là cây trồng chủ lực nên vụ Đông năm nay, bên cạnh việc gieo trồng đại trà giống đậu tương ĐT84, huyện quyết tâm tạo đột phá về năng suất, chất lượng bằng phối hợp với các đơn vị ngành nông nghiệp xây dựng các mô hình điểm sản xuất giống đậu tương ĐT26.

Trong đó, có 5ha với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển đậu đỗ T.Ư; 20ha với Trung tâm Khuyến nông và 4,5ha với Trung tâm Phát triển Cây trồng Hà Nội. Huyện cũng được các đơn vị này hỗ trợ 100% chi phí giống, 30% chi phí vật tư, phân bón nên nông dân rất phấn khởi và hăng hái tham gia.

Qua đánh giá, so sánh thực tế, giống đậu tương ĐT26 cho năng suất, giá trị kinh tế cao hơn so với ĐT84. Do đó, thời gian tới, huyện Mỹ Đức mong muốn tiếp tục được TP quan tâm đầu tư trong việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vụ Đông nhằm tăng năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cho nông sản. Từ đó, tạo động lực cho huyện xây dựng và phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tập trung.

Vụ Đông năm 2014, huyện Mỹ Đức gieo trồng 4.662ha cây trồng các loại, trong đó đậu tương 4.102ha (chiếm 88% diện tích), ngô 180ha, khoai lang 90ha, khoai tây 32ha, rau đậu các loại 284ha. Nhiều xã gieo trồng với diện tích lớn đạt và vượt kế hoạch như Mỹ Thành, An Mỹ, Tuy Lai, Thượng Lâm... Đặc biệt, một số xã đã mạnh dạn đưa các giống cây trồng mới vào sản xuất như khoai tây Đức, Hà Lan, ngô HN88.


Có thể bạn quan tâm

Hội Nghị Tổng Kết Sản Xuất Nông Lâm Nghiệp Năm 2014 Và Triển Khai Nhiệm Vụ Năm 2015 Hội Nghị Tổng Kết Sản Xuất Nông Lâm Nghiệp Năm 2014 Và Triển Khai Nhiệm Vụ Năm 2015

Ngày 13.11, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất nông lâm nghiệp năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015. Dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Đàm Văn Bông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Minh Tiến, Ủy viênBCH Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các cơ quan, ban ngành của tỉnh; Thường trực Huyện ủy, UBND, các ngành chức năng của 11 huyện, thành phố …

15/11/2014
Sẵn Sàng Cho Vụ Lúa Đông Xuân Sẵn Sàng Cho Vụ Lúa Đông Xuân

Tranh thủ mực nước lũ đang xuống thấp, bà con ở các địa phương trên địa bàn tỉnh, trong đó có huyện Châu Thành A đã chủ động vệ sinh đồng ruộng, liên kết lại với nhau thành từng tổ, đội để cùng bơm tác tập trung và xuống giống lúa Đông xuân 2014-2015 một cách đồng loạt.

15/11/2014
Sôi Động Thị Trường Lúa Giống Sôi Động Thị Trường Lúa Giống

Khoảng một tuần lễ nay, tại nhiều điểm bán lúa giống trên địa bàn tỉnh luôn tấp nập người dân từ nhiều nơi đến mua lúa giống. Ông Lê Hoàng Em, chủ điểm bán lúa giống ở ấp 9, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, cho biết: “So với mọi năm thì năm nay bà con đến mua lúa giống sớm hơn.

15/11/2014
Tăng Thuế Nhập Khẩu Và Áp Dụng Nhập Khẩu Tự Động Với Phân Bón Nhà Nông Khó Được Lợi Tăng Thuế Nhập Khẩu Và Áp Dụng Nhập Khẩu Tự Động Với Phân Bón Nhà Nông Khó Được Lợi

Việc Bộ Tài chính tăng thuế nhập khẩu phân bón và từ 1.12 tới đây là áp dụng cơ chế nhập khẩu tự động với mặt hàng phân bón của Bộ Công Thương đang được dư luận đặt câu hỏi: Người nông dân có được lợi khi phân bón nhập khẩu bị hạn chế?

15/11/2014
Đưa Cánh Đồng Mẫu Lớn Ra Bắc Vẫn Là Bình Mới Rượu Cũ Đưa Cánh Đồng Mẫu Lớn Ra Bắc Vẫn Là Bình Mới Rượu Cũ

Mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) được xem là chìa khóa đưa ngành sản xuất lúa gạo nước ta phát triển bền vững theo hướng hàng hóa, tăng thu nhập cho người trồng lúa; tuy nhiên, đối với các tỉnh miền Bắc, việc thực hiện mô hình này đang đặt ra nhiều vấn đề nan giải, nhất là trong bối cảnh mối liên kết giữa các nhà còn rất lỏng lẻo.

15/11/2014