Hiệu Quả Cao Từ Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Nền Đệm Lót Sinh Học

Chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học là mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ sinh học của vi sinh vật sống trong đệm lót nền chuồng để xử lý chất thải của vật nuôi, cải thiện môi trường chăn nuôi, có tác dụng làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường chuồng nuôi, đồng thời vật nuôi có môi trường tự nhiên để vận động, giúp đàn heo ăn nhanh chóng lớn, tỷ lệ mắc bệnh tiêu hóa và hô hấp giảm. Qua mô hình cũng giúp tiết kiệm một phần chi phí sản xuất.
Để chuyển giao kỹ thuật nuôi heo trên nền đệm lót sinh học giúp các hộ chăn nuôi giàm ô nhiễm môi trường một cách hiệu quả, Trạm Khuyến Nông Củ Chi trực thuộc Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM đã triển khai mô hình “Chăn nuôi heo thịt trên nền đệm lót sinh học” với quy mô 40 heo thịt/ 4 hộ tham gia, thời gian thực hiện từ tháng 10/2014 đến tháng 1/2015 tại xã Phú Mỹ Hưng, Phạm Văn Cội, Phước Vĩnh An, Tân Thạnh Đông huyện Củ Chi.
Thực hiện mô hình, các hộ đã được Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM đầu tư hỗ trợ 5 con giống là heo lai 3 máu đã được tiêm phòng vaccin đầy đủ, 30% vật tư làm đệm lót sinh học, nông dân đầu tư 5 con giôống và 70% vật tư làm đệm lót sinh học và hướng dẫn về quy trình kỹ thuật nuôi chăm sóc heo và phương pháp làm đệm lót sinh học.
Kết quả sau 3 tháng nuôi, heo đạt trọng lượng 95kg - 100kg/con, heo tăng trưởng phát triển khá tốt trong môi trường đệm lót, ít nhiễm bệnh hô hấp và đường ruột. nhờ đó giảm chi phí sử dụng thuốc thú y, tiết kiệm được chi phí thức ăn, đặc biệt tình trạng ô nhiễm môi trường giảm đáng kể; lợi nhuận thu được của các hộ tham gia mô hình đạt hơn 4 triệu đồng/hộ.
Ông Bùi Xuân Mai, một trong những hộ thực hiện mô hình cho biết: mô hình chăn nuôi heo trên đệm lót học là mô hình nuôi heo “4 không”: không có mùi hôi, không có khí độc, không phải tắm heo, không có chất thải ra môi trường. Mô hình tiết kiệm được 10% chi phí thức ăn, 60% công lao động, 80% nước, đặc biệt tốt cho môi trường.
Mô hình có lợi vể chi đầu tư chuồng trại, trên nền xi măng tốn 300.000đ/m2 còn đệm lót chỉ tốn 150.000đ/m2. Mô hình trong mùa đông nuôi heo rất tốt, mùa hè cần có hệ thống phun sương để chuồng nuôi mát.
Ông Võ Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông đánh giá: mô hình đạt hiệu quả rõ rệt, giàm được ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, không có mùi hôi do chăn nuôi, hạn chế ô nhiễm do chất thải ra môi trường.
Khi thực hiện nuôi heo trên đệm lót sinh học, nhờ hệ vi sinh vật trong đệm lót nên hạn chế đáng kể bệnh tiêu chảy và hô hấp cho heo nuôi. Các hộ chăn nuôi cần lưu ý kiểm soát về con giống đưa vào nuôi phải mạnh khỏe, đã tiêm phòng đầy đủ.
Để nhân rộng mô hình, đề nghị lãnh đạo ban ngành tại địa phương tổ chức tuyên truyền, tạo điều kiện giúp nông dân thực hiện mô hình. Trạm Khuyến nông cung cấp địa chỉ những hộ đã thực hiện mô hình để nông dân học tập kinh nghiệm, tăng cường các lớp tập huấn, hội thảo phổ biến nhân rộng mô hình trên.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm trở lại đây, nhờ tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, xã Tả Lủng (Mèo Vạc) đã có những bước tiến đáng kể trong phát triển KT - XH. Nhiều hộ dân đã biết đưa các loài vật nuôi mới, có giá trị vào chăn nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế; đặc biệt là mô hình chăn nuôi tập trung theo nhóm hộ.

Việc Bộ Công thương ban hành Thông tư số 29/2014-BCT quy định, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lí phân bón cùng một loạt quy định về cấp phép, thanh tra, xử lí, XNK, những tưởng giúp thị trường phân bón đi vào quy củ, song thực tế lại rối như canh hẹ.

Yên lập có diện tích 43.783 ha; dân số trên 83 nghìn người; 17 đơn vị hành chính (trong đó có một thị trấn); 17 dân tộc anh em sinh sống. Từ bao đời nay người dân Yên Lập luôn đoàn kết, cần cù, năng động sáng tạo trong lao động sản xuất, anh hùng dũng cảm trong chiến đấu.

Cá bỗng được “phong thần” ở Thanh Hóa, bởi đặc suối Cẩm Lương (Huyện Cẩm Thủy) nhưng chẳng ai dám bắt. Còn tại nhiều tỉnh Tây Bắc, loại cá này được người Tày nuôi làm cảnh trong ao nhà từ ngót trăm năm nay. Gần đây, phong trào “xẻ thịt cá thần" khiến cá bỗng là món đặc sản được bán với giá cao ngất ngưởng.

Các giống ngô lai năng suất cao được bà con đưa vào gieo trồng chủ yếu là: NK 4300, LVN 4, LVN 99, NK66, CP999, CP888… Bên cạnh đó, bà con cũng gieo trồng trên 160 ha khoai lang, 40 ha khoai tây và trên 300ha rau các loại. Đối với cây rau, các xã Linh Sơn, Huống Thượng, Hóa Thượng có diện tích gieo trồng lớn với các loại: Su hào, cà chua, bắp cải, dưa chuột, khoai tây…