Hiệu Quả Cao Từ Mô Hình Chăn Nuôi Heo Trên Nền Đệm Lót Sinh Học

Chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học là mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ sinh học của vi sinh vật sống trong đệm lót nền chuồng để xử lý chất thải của vật nuôi, cải thiện môi trường chăn nuôi, có tác dụng làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường chuồng nuôi, đồng thời vật nuôi có môi trường tự nhiên để vận động, giúp đàn heo ăn nhanh chóng lớn, tỷ lệ mắc bệnh tiêu hóa và hô hấp giảm. Qua mô hình cũng giúp tiết kiệm một phần chi phí sản xuất.
Để chuyển giao kỹ thuật nuôi heo trên nền đệm lót sinh học giúp các hộ chăn nuôi giàm ô nhiễm môi trường một cách hiệu quả, Trạm Khuyến Nông Củ Chi trực thuộc Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM đã triển khai mô hình “Chăn nuôi heo thịt trên nền đệm lót sinh học” với quy mô 40 heo thịt/ 4 hộ tham gia, thời gian thực hiện từ tháng 10/2014 đến tháng 1/2015 tại xã Phú Mỹ Hưng, Phạm Văn Cội, Phước Vĩnh An, Tân Thạnh Đông huyện Củ Chi.
Thực hiện mô hình, các hộ đã được Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM đầu tư hỗ trợ 5 con giống là heo lai 3 máu đã được tiêm phòng vaccin đầy đủ, 30% vật tư làm đệm lót sinh học, nông dân đầu tư 5 con giôống và 70% vật tư làm đệm lót sinh học và hướng dẫn về quy trình kỹ thuật nuôi chăm sóc heo và phương pháp làm đệm lót sinh học.
Kết quả sau 3 tháng nuôi, heo đạt trọng lượng 95kg - 100kg/con, heo tăng trưởng phát triển khá tốt trong môi trường đệm lót, ít nhiễm bệnh hô hấp và đường ruột. nhờ đó giảm chi phí sử dụng thuốc thú y, tiết kiệm được chi phí thức ăn, đặc biệt tình trạng ô nhiễm môi trường giảm đáng kể; lợi nhuận thu được của các hộ tham gia mô hình đạt hơn 4 triệu đồng/hộ.
Ông Bùi Xuân Mai, một trong những hộ thực hiện mô hình cho biết: mô hình chăn nuôi heo trên đệm lót học là mô hình nuôi heo “4 không”: không có mùi hôi, không có khí độc, không phải tắm heo, không có chất thải ra môi trường. Mô hình tiết kiệm được 10% chi phí thức ăn, 60% công lao động, 80% nước, đặc biệt tốt cho môi trường.
Mô hình có lợi vể chi đầu tư chuồng trại, trên nền xi măng tốn 300.000đ/m2 còn đệm lót chỉ tốn 150.000đ/m2. Mô hình trong mùa đông nuôi heo rất tốt, mùa hè cần có hệ thống phun sương để chuồng nuôi mát.
Ông Võ Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông đánh giá: mô hình đạt hiệu quả rõ rệt, giàm được ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, không có mùi hôi do chăn nuôi, hạn chế ô nhiễm do chất thải ra môi trường.
Khi thực hiện nuôi heo trên đệm lót sinh học, nhờ hệ vi sinh vật trong đệm lót nên hạn chế đáng kể bệnh tiêu chảy và hô hấp cho heo nuôi. Các hộ chăn nuôi cần lưu ý kiểm soát về con giống đưa vào nuôi phải mạnh khỏe, đã tiêm phòng đầy đủ.
Để nhân rộng mô hình, đề nghị lãnh đạo ban ngành tại địa phương tổ chức tuyên truyền, tạo điều kiện giúp nông dân thực hiện mô hình. Trạm Khuyến nông cung cấp địa chỉ những hộ đã thực hiện mô hình để nông dân học tập kinh nghiệm, tăng cường các lớp tập huấn, hội thảo phổ biến nhân rộng mô hình trên.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 30/12, UBND tỉnh Quảng Nam thông qua quyết định cấp bổ sung hơn 300 triệu đồng cho huyện Duy Xuyên, từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh năm 2014, để thực hiện chi hỗ trợ cho các chủ vật nuôi có gia cầm bị tiêu hủy do dịch bệnh. Trong năm qua, huyện Duy Xuyên tiêu hủy hơn 14.000 con vịt bị nhiễm cúm gia cầm.

Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy công tác ứng dụng KHCN vào sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ các hộ nông dân ứng dụng KHCN còn ít. Vì vậy, chất lượng, sản phẩm, giá trị tạo ra từ KHCN vẫn chưa cao, sức cạnh tranh của nông sản Bình Thuận còn yếu.

Theo ông Nguyễn Hữu Long – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì đến nay đã phê duyệt danh sách đóng mới, nâng cấp tàu cá đã trình UBND tỉnh phê duyệt 82 trường hợp. Huyện Phú Quý có số đăng ký cao nhất với 51 tàu, Phan Thiết 8 tàu, La Gi 22 tàu và Tuy Phong 1 tàu. Trong đó, 71 tàu đóng mới (9 tàu dịch vụ hậu cần và 62 tàu khai thác hải sản xa bờ), nâng cấp, thay mới với tổng kinh phí lên đến 602,51 tỷ đồng.

Trừ mặt hàng cá ngừ giảm 9%, các ngành thủy sản xuất khẩu còn lại đều có sự tăng trưởng. Trong khi cá tra chỉ tăng nhẹ 0,6% so với năm 2013 đạt 1,77 tỉ USD, xuất khẩu tôm lại tăng mạnh tới 28% với kim ngạch 3,9 tỉ USD.

Mỗi năm sản lượng khai thác hải sản của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi hơn 110.000 tấn. Trong khi đó các Nhà máy chế biến hải sản chỉ cần 1/10 sản lượng này là đủ hoạt động nhưng không được đáp ứng. Nguyên nhân do các cửa biển thường bị bồi lấp, hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá còn hạn chế nên tàu thuyền của ngư dân không về các cảng cá của tỉnh Quảng Ngãi để tiêu thụ sản phẩm.