Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Cá Lồng Trên Sông Mã Ở Huyện Bá Thước (Thanh Hóa)

Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Cá Lồng Trên Sông Mã Ở Huyện Bá Thước (Thanh Hóa)
Ngày đăng: 27/01/2015

Vận dụng nguồn nước sông Mã dâng cao kể từ khi Nhà máy Thủy điện Bá Thước 2 đi vào hoạt động, các hộ dân sống ven bờ sông Mã của huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát triển mô hình nuôi cá lồng và mang lại hiệu quả thiết thực.

Đến thăm mô hình nuôi cá lồng của gia đình anh Đỗ Duy Thường, ở thôn Măng, xã Lương Ngoại vào thời điểm anh đang vợt cá dưới lồng nuôi. Nhìn những con cá trắm to quẫy mạnh trong vợt, chúng tôi không khỏi vui lây với niềm vui của gia chủ. Anh Thường cười tươi, cho biết: Cá nặng chừng 3 kg, bán ngay cũng được gần 300.000 đồng. Cá nuôi trên triền sông này bán “được giá”, vì mọi người mua, nấu ăn đều khen thịt cá chắc, thơm, ngon hơn cá nuôi trong ao.
Qua trao đổi với anh Thường cùng một số hộ nuôi cá lồng và làm việc với ông Trương Mai Chưng, Chủ tịch UBND xã Lương Ngoại, tất cả đều khẳng định: Với nguồn lợi sinh thủy từ nguồn nước do Nhà máy Thủy điện Bá Thước 2 mang lại; trong vùng lại sẵn có luồng để làm lồng; thức ăn cho cá không phải mua; chỉ “lấy công làm lãi”, nhưng công cũng không nhiều.
Sau buổi ra đồng, lên nương, hay dọn vườn, người dân tranh thủ gom lá mía, lá chuối, rau cỏ các loại cho cá ăn theo kiểu thủ công, nhưng cá vẫn lớn nhanh. Mỗi lồng nuôi khoảng 100 con, sau gần một năm, bình quân mỗi con nặng 2,5 kg, bán với giá 80.000 đồng/kg, cũng được trên dưới 20 triệu đồng.
Trừ tiền mua cá giống, đóng lồng... còn lãi hơn 15 triệu đồng. Đây là một khoản tiền không nhỏ đối với người dân, nhất là khu vực miền núi, nên xã Lương Ngoại đã có 135 hộ nuôi, với tổng số 167 lồng, đều cho thu nhập khá. Các hộ rất phấn khởi, vì giá trị mang lại cao hơn so với các con nuôi khác.
Không chỉ làm lồng nuôi cá bằng luồng mà muốn mở rộng lồng nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao, anh Thường đã tìm mua cây móc làm thêm 2 lồng rộng lại chắc chắn hơn làm bằng luồng bởi làm lồng bằng luồng chỉ tốn gần 3 triệu đồng, nhưng diện tích nhỏ, chỉ nuôi được khoảng 100 con cá; sau hơn 3 năm phải thay lồng khác.
Làm lồng nuôi bằng cây móc tốn gấp đôi, nhưng mỗi lồng nuôi chừng 150 con, sau 7 – 8 năm cây móc mới hư. Ngoài thức ăn tận dụng kể trên; anh Thường cho cá ăn thêm tinh bột theo phương pháp nuôi công nghiệp, cá lớn nhanh hơn, mỗi năm nuôi 2 lứa (nuôi thủ công, mỗi năm chỉ một lứa) cho thu hoạch gấp 3 lần.
Từ hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá lồng trên sông mang lại cho bà con nhân dân trong vùng, huyện Bá Thước đã tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật và động viên bà con nhân rộng mô hình. Nhiều hộ dân ở các xã dọc sông Mã (phía thượng nguồn nhà máy thủy điện), như: Điền Lư, Lương Ngoại, Ái Thượng, Lâm Xa, Thiết Ống, Ban Công... đã tận dụng các yếu tố sẵn có để phát triển nuôi cá lồng.
Năm 2014, toàn huyện có 860 lồng, mang lại nguồn thu gần 20 tỷ đồng, góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên khá, giàu. Phát huy ưu điểm này, huyện tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng tìm kiếm các loại giống cá, thức ăn, biện pháp thâm canh thích hợp, giúp các hộ nâng cao sản lượng, giá trị con cá.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ một dự án Hiệu quả từ một dự án

Đạ Sar là một xã nghèo nằm trong chương trình 30a của chính phủ, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm chủ yếu, hầu hết bà con đồng bào dân tộc còn tồn tại các tập quán canh tác lạc hậu.

25/12/2015
Trang trại tiền tỷ trên cát trắng Trang trại tiền tỷ trên cát trắng

Chị Bòng cho biết, thu nhập hàng năm của gia đình chị sau khi trừ chi phí vẫn còn 800 triệu đồng... Là người tiên phong trong việc chuyển đổi mô hình sinh kế mới của người dân vùng cát trắng xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế, chị Hồ Thị Bòng, thôn Đông Hải, xã Quảng Ngạn đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

25/12/2015
Thu hàng trăm triệu đồng từ mô hình da dạng hoá cây trồng Thu hàng trăm triệu đồng từ mô hình da dạng hoá cây trồng

Dự án giao đất giao rừng cho người dân chăm sóc bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn của lâm trường Lắk – huyện Lắk – Tỉnh Đắk Lắk đã tạo việc làm cho không ít hộ gia đình trên địa bàn huyện Lắk.

25/12/2015
Một ND 7 năm liền đạt danh hiệu ND SXKDG Một ND 7 năm liền đạt danh hiệu ND SXKDG

Nhờ tính cần cù, chịu khó và biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nông dân Lê Văn Nhang (66 tuổi), thôn Hà Trung, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi đã nhiều năm liền đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

25/12/2015
Làm giàu từ mô hình nuôi gà đẻ trứng Làm giàu từ mô hình nuôi gà đẻ trứng

Làm giàu không dễ nhưng cũng không khó với những người có ý chí và nghị lực như anh Nguyễn Thanh Sơn ở thôn Thanh Bình 3, xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng).

26/12/2015