Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Cá Chiên Trong Lồng

Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Cá Chiên Trong Lồng
Ngày đăng: 24/06/2014

Với lợi thế có nhiều sông ngòi, diện tích hồ chứa khá lớn nên nghề nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa ở Nghệ An đã và đang phát triển, góp phần không nhỏ giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân vùng nông thôn, thúc đẩy kinh tế các xã vùng lòng hồ, ven sông phát triển.

Nhằm khai thác hết tiềm năng phát triển nuôi thủy sản trên các hồ đập, sông suối, trong 2 năm 2012 và 2013, Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An đã thực hiện đề tài "Ứng dụng khoa học công nghệ xây dụng mô hình nuôi thương phẩm cá chiên (bagarius yarrelli, Sykes 1839) trong lồng bè trên thủy vực lớn tại Nghệ An" tại hồ Khe Đá - xã Nghĩa Đức - huyện Nghĩa Đàn với quy mô 10 lồng nuôi có thể tích 100m3, số lượng cá thả 3.000 con (198kg).

Sau 20 tháng nuôi, cá đạt kích cỡ trung bình 1.280 g/con, tỷ lệ sống đạt 72%, hệ số chuyển đổi thức ăn của cá chiên nuôi trong lồng là 6.7. Năng suất đạt 27.65 kg/m3 lồng. Với giá bán tại thời điểm thu hoạch là 250.000 - 350.000 đồng/kg, tổng thu đạt 691.520.000 đồng.

Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận đạt 216.740.000 đồng/100m3 lồng nuôi. Mo hình đạt được hiệu quả kinh tế cao là do hệ thống lồng bè được thiết kế phù hợp, đảm bảo, thức ăn là nguồn cá dầu được khai thác trực tiếp từ hồ Khe Đá, trong quá trình nuôi cá được chăm sóc, phòng và trị bệnh kịp thời.

Cá chiên là một loài cá hoang dã sống trên các sông, suối; có thịt thơm ngon và có giá trị kinh tế cao. Hiện nay loài cá này đang bị khai thác quá mức dẫn đến ngày càng cạn kiệt, vì vậy giá thành của cá chiên ngày một cao. Bên cạnh đó, nguồn cá giống ngày càng cạn kiệt do hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên nên chất lượng nguồn cá giống kém dần và sẽ khan hiếm trong vài năm nữa.

Để nghề nuôi cá chiên ngày càng phát triển, người nuôi mong muốn được Nhà nước hỗ trợ tập huấn khoa học kỹ thuật, nguồn vốn, các cơ quan chuyên môn nghiên cứu để chủ động được nguồn cá chiên giống, thay thế thức ăn cá tạp bằng thức ăn công nghiệp để hạn chế ô nhiễm môi trường.

Nuôi cá Chiên không chỉ là gìn giữ được giống thủy sản quý hiếm mà còn là cơ hội để duy trì, nhân rộng, phát triển mô hình nuôi thủy sản mới, cho hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng phát triển kinh tế, giúp người dân địa phương vươn lên thoát nghèo và làm giàu.


Có thể bạn quan tâm

Nông sản Việt Nam gặp hạn vì Trung Quốc Nông sản Việt Nam gặp hạn vì Trung Quốc

Trước những biến động kinh tế, nông sản Việt Nam dần “đuối sức”, gặp khó trong vấn đề cạnh tranh và liên tục bị các nước trong khu vực “cướp” mất thị trường. Hàng loạt mặt hàng nông sản xuất khẩu giảm mạnh cả lượng và chất.

20/09/2015
Xuất khẩu tôm vui mà chẳng mừng Xuất khẩu tôm vui mà chẳng mừng

Việc Bộ Thương mại Mỹ (DOC) chính thức công bố kết quả cuối cùng rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9), theo đó, con tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ chỉ bị áp thuế dưới 1%, chắc hẳn là tin vui cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm.

20/09/2015
Hướng đến cây điều cho năng suất, phẩm chất cao Hướng đến cây điều cho năng suất, phẩm chất cao

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, diện tích điều của tỉnh đang giảm dần qua các năm.

20/09/2015
Việt Nam thiệt hại hàng tỷ USD vì phân bón giả Việt Nam thiệt hại hàng tỷ USD vì phân bón giả

Tình trạng phân bón kém chất lượng, phân bón giả hoành hành thị trường luôn là nỗi nhức nhối cho nông dân nhiều năm qua.

20/09/2015
Thanh Hồng lại mất mùa bưởi đào Thanh Hồng lại mất mùa bưởi đào

Nguyên nhân chính là do thời tiết diễn biến thất thường. Khi bưởi bắt đầu ra hoa gặp mưa nhiều nên không đậu quả, một số vườn khi cây bưởi có quả non lại xuất hiện mưa axít...

20/09/2015