Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả bước đầu từ mô hình nuôi bò vỗ béo

Hiệu quả bước đầu từ mô hình nuôi bò vỗ béo
Ngày đăng: 22/06/2015

Tại huyện Tiểu Cần (Trà Vinh) vài năm gần đây nông dân đầu tư vào việc chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản khá nhiều, hộ có vốn lớn thì nuôi từ 5 - 10 con, còn hộ ít vốn thì nuôi từ 1 - 2 con. Ngoài ra nông dân còn được nhiều dự án đầu tư hỗ trợ con giống để mở rộng mô hình chăn nuôi bò. Đặc biệt từ năm 2014 đến nay, Viện Phát triển nguồn lực Trường Đại học Trà Vinh, Sở Khoa học – Công nghệ Trà Vinh kết hợp với Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Tiểu Cần phối hợp triển khai thực hiện dự án mô hình nuôi bò vỗ béo tại hai xã Phú Cần và Hiếu Trung, có 16 hộ tham gia.

Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò thịt bằng quy trình chăn nuôi đã được nghiên cứu hoàn thiện, ứng dụng tiến bộ KHKT trong chăn nuôi vỗ béo bò thịt nhằm tăng năng suất bò thịt, góp phần đem lại lợi nhuận cao cho nông dân. Dự án được triển khai thực hiện tại 04 ấp, gồm Ô Ét, Cây Hẹ xã Phú Cần, Phú Thọ 2 và Tân Trung Giồng B của xã Hiếu Trung. Qua tổng kết đánh giá mô hình tại các địa điểm trên cho thấy, từ những con bò thịt ốm, nhẹ cân, sau khi được vỗ béo thời gian 03 tháng trọng lượng bò tăng nhanh từ 40kg/con trở lên. Như vậy sau 03 tháng vỗ béo bò, người chăn nuôi có lợi nhuận hơn 3 triệu đồng/con.

Anh Nguyễn Trường Vũ, nông dân ấp Phú Thọ 2 xã Hiếu Trung tham gia thực hiện mô hình này cho biết: Trước đây con bò của gia đình nuôi rất ốm, nhờ các cán bộ ở Trường Đại học Trà Vinh hỗ trợ về kỹ thuật vỗ béo, sau 03 tháng bò tăng thêm hơn 40kg. Qua đây tôi cũng rút được kinh nghiệm trong khâu chăm sóc bò để áp dụng vào số bò còn lại của gia đình. Còn ông Ngô Tùng Sanh, ấp Ô Ét xã Phú Cần khi thấy được hiệu quả từ mô hình này đã kiến nghị: Tôi cũng mong rằng địa phương cần mở rộng thêm mô hình này để nông dân chúng tôi có được lợi nhuận từ nuôi bò, từ đó có điều kiện phát triển kinh tế gia đình và thoát nghèo bền vững.

Các con bò sau thời gian được vỗ béo đều tăng trọng lượng khá

Được biết dự án trên đã được thực hiện ở 13 xã, với 26 nhóm hộ nông dân trên địa bàn tỉnh tham gia, đồng thời có khoảng 520 hộ nông dân được tập huấn kỹ thuật nuôi bò vỗ béo. Mặc dù mô hình nuôi vỗ béo bò thịt của tỉnh Trà Vinh nói chung, huyện Tiểu Cần nói riêng chỉ mới thực hiện bước đầu nhưng hiệu quả đạt được là khá cao.

Thạc sĩ Võ Công Nghi – Giám đốc Trung tâm dịch vụ, Viện Phát triển nguồn lực Trường Đại học Trà Vinh cho biết: Qua tổng kết 26 nhóm trong mô hình, tất cả bà con tham gia nuôi bò vỗ béo ở tỉnh Trà Vinh đều đánh giá rất cao về mô hình vỗ béo bò thịt bằng phụ phẩm nông nghiệp và chúng tôi nhận được rất nhiều ý kiến của bà con nông dân cũng như lãnh đạo địa phương ở các xã nơi thực hiện dự án đã đề nghị tiếp tục triển khai nhân rộng để giúp bà con nông dân chăn nuôi nâng cao đời sống và phát triển kinh tế địa phương.

Phương pháp nuôi vỗ béo bò thịt bằng kỹ thuật mới tiến bộ, sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn tốn ít chi phí đầu tư hơn so với các loại gia súc, gia cầm khác. Từ mô hình này không chỉ đem lại lợi nhuận cao cho nông hộ mà còn đảm bảo được vấn đề môi trường, đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng ấp nông thôn mới, xã nông thôn mới gắn với xây dựng xã văn hóa ở huyện Tiểu Cần hiện nay và trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Chăn Nuôi An Toàn Từ CLB Gà Thả Vườn Chăn Nuôi An Toàn Từ CLB Gà Thả Vườn

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của xã Thanh Lương (TX. Bình Long). Đặc biệt trong 4 năm gần đây, chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học đang phát triển mạnh về số hộ nuôi và tổng đàn. Toàn xã hiện có khoảng 30 hộ chăn nuôi gà thả vườn với quy mô 1.000-15.000 con/lứa. Trong đó phải kể đến Câu lạc bộ (CLB) chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học Thanh Bình.

01/08/2013
Nông Dân Nuôi Cá Tra Gửi Tâm Thư Cầu Cứu Thống Đốc Nông Dân Nuôi Cá Tra Gửi Tâm Thư Cầu Cứu Thống Đốc

Một nhóm nông dân nuôi cá tra tại quận Thới An (TP. Cần Thơ) đã gửi thư tới Thống đốc Nguyễn Văn Bình xin được khoanh nợ vay ngân hàng.

01/08/2013
Tìm Giải Pháp Phòng Trừ Cá Lau Kiếng Tìm Giải Pháp Phòng Trừ Cá Lau Kiếng

Trước sự phát tán quá nhanh và mức độ nguy hại của cá lau kiếng, Sở KH-CN vừa chỉ định Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bạc Liêu triển khai đề tài nghiên cứu khoa học: “Đánh giá sơ bộ sự phát tán và tác hại của cá lau kiếng trên địa bàn tỉnh”. Mục tiêu đề tài là nhằm xác định vùng phân bố và mức độ phong phú của nó so với các loài cá bản địa, đồng thời đưa ra giải pháp phòng trừ hiệu quả.

02/08/2013
Sò Huyết Được Giá, Mất Mùa Sò Huyết Được Giá, Mất Mùa

“Nuôi sò huyết bao giờ cũng có tỷ lệ hao hụt nhất định” - anh Nguyễn Văn Sơn, ấp 7, xã Thạnh Phước (Bình Đại - Bến Tre) cho biết như thế, nhưng hiện tượng sò chết hàng loạt, liên tiếp nhiều sân như năm nay là bất bình thường. Nguyên nhân có thể là do thời tiết, ô nhiễm nguồn nước xả thải, nắng nóng, chất lượng con giống ngoài thị trường không tốt hoặc cũng có thể do dịch bệnh…

02/08/2013
Thành Phố Cà Mau Hội Thảo Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học Thành Phố Cà Mau Hội Thảo Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học

Ngày 31/7, Trung tâm Khuyến nông - Khuyên ngư tỉnh kết hợp với Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau tổ chức hội thảo mô hình nuôi vịt thịt an toàn sinh học.

02/08/2013