Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Bồ Câu Pháp

Ông Trịnh Minh Tấn (SN 1950, ngụ tổ 7, ấp Bàu Sen, xã Hảo Đước, huyện Châu Thành, Tây Ninh) hiện đang nuôi 50 cặp bồ câu Pháp sinh sản dưới hình thức nhốt chuồng. Đây là mô hình chăn nuôi mới ở huyện Châu Thành đem lại thu nhập khá. Theo ông Tấn, bồ câu là giống sinh sản nhanh (ấp 18 ngày là trứng nở), ít bệnh tật, ít tốn thức ăn và công chăm sóc nhưng giá trị kinh tế lại cao.
Ông Tấn cho biết, trước đây, gia đình ông cũng chăn nuôi nhiều loại gia súc gia cầm nhưng đầu ra không ổn định, chi phí cao, nhiều rủi ro. Tìm hiểu qua mạng và được cậu con trai đưa đi tham quan một trang trại nuôi bồ câu Pháp ở Bình Dương, thấy mô hình hay, ông quyết chí làm thử.
Cuối tháng 11.2012, ông Tấn đầu tư 25 triệu đồng xây dựng chuồng trại và mua 10 cặp bồ câu giống với giá 800.000 đ/cặp. Mỗi ngày 2 lần, vào sáng sớm và tầm buổi chiều, ông Tấn cho bồ câu ăn và thay nước. Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng, ông trộn 50% gạo lứt với 50% cám thức ăn công nghiệp trong khẩu phần ăn của bồ câu. Nhờ cẩn thận tìm hiểu và nắm rõ đặc điểm của bồ câu Pháp mà ông Tấn có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho chúng, nên chỉ sau 3 tháng, chuồng bồ câu nhà ông đã có 20 cặp chim nhỏ, hiện có giá khoảng 350.000 đ/cặp. Thấy có hiệu quả, sau khi bán chim nhỏ, ông tiếp tục mua thêm chim giống. Hiện nay, ông Tấn đã có 50 cặp, trong đó có 30 cặp đang đẻ, còn 20 cặp cũng sắp bắt đầu rớt trứng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Tấn cho biết, nuôi chim bồ câu Pháp có cái khó là phải thường xuyên theo dõi việc ăn, uống, bệnh tật của chim để có thuốc trị kịp thời, nhất là bệnh tiêu chảy. Chuồng trại phải thoáng mát, ánh sáng đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ. Về ưu điểm thì nuôi chim bồ câu Pháp không tốn kém nhiều thời gian, với 50 cặp, mỗi ngày ông chỉ mất 1 giờ cho bồ câu ăn, uống và 1 tuần mới dọn phân một lần.
Hiện nay, những người quen biết ông đều tìm đến mua chim giống, nhưng gia đình không đủ cung cấp. Qua tham khảo, thị trường bồ câu Pháp thịt thương phẩm còn rất tiềm năng. Theo ông Tấn, mô hình này ai cũng có thể nuôi vì nó mang lại hiệu quả kinh tế cao, đầu ra ổn định, có thể xem là mô hình mới giúp bà con nông dân thoát nghèo. Từ nay đến cuối năm, ông tấn dự định tiếp tục đầu tư để nâng tổng số bồ câu lên 100 cặp.
Có thể nói, mô hình nuôi bồ câu Pháp còn khá mới mẻ trên địa bàn huyện Châu Thành, nhưng bước đầu cũng đã mở ra một hướng mới cho bà con nhân dân và hội viên Hội CCB trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, nếu có ý định nuôi bồ câu Pháp, bà con nông dân nên tìm hiểu nơi tiêu thụ, cũng như có hợp đồng bao tiêu sản phẩm lâu dài, ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Vụ Đông Xuân 2014-2015, tỉnh Kon Tum có trên 7.000 ha lúa nước và khoảng 5.000 ha cà phê, rau màu các loại. Diện tích gieo trồng trên đang đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới trầm trọng khi mà lượng nước dự trữ không còn nhiều, trời thì gay gắt nắng, không có bất cứ một dấu hiệu nào cho thấy mùa mưa sẽ đến sớm.

Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đó là khi môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ ngày càng trở nên gay gắt. Việc đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại được xem là vấn đề cấp bách hiện nay, nó không chỉ là đòn bẩy hữu hiệu nhất giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường kinh doanh mà còn góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Ngoài ra, các hộ tham gia dự án còn được hỗ trợ 2 triệu đồng để làm chuồng trại và trồng cỏ chăn nuôi. Trong quá trình thực hiện dự án, người chăn nuôi được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cỏ; cách làm chuồng trại, kỹ thuật chọn con giống, chăm sóc và phối giống cho bò... Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ khuyến nông, thú y xã thường xuyên tuyên truyền, giúp người dân tiêm phòng và phòng, chống đói rét cho đàn bò.

Huyện Mèo Vạc bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM), trong điều kiện không ít khó khăn. Trong đó, hạ tầng kinh tế, nguồn nội lực của các xã còn yếu là trở ngại lớn trong quá trình tổ chức thực hiện xây dựng NTM. Song, với sự tập trung lãnh, chỉ đạo từ huyện đến cơ sở; các địa phương trong xã đã tìm được những giải pháp thực hiện hiệu quả, từng bước vượt qua khó khăn và đạt được những kết quả bước đầu, tạo nền tảng cho chặng đường xây dựng tiếp theo.

Thực hiện hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT về cơ cấu giống và thời vụ, ngay từ khi triển khai thực hiện việc gieo trồng các loại cây trồng vụ Đông – xuân, các huyện, thành phố đã khẩn trương kịp thời đôn đốc bà con nông dân tích cực làm đất và gieo trồng các loại cây trồng kịp thời vụ.