Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Nuôi Thỏ Newzealand Tại Huyện Hậu Lộc

Những năm qua, huyện Hậu Lộc đã xây dựng và phát triển nhiều mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại mang lại hiệu quả kinh tế; trong đó, mô hình nuôi thỏ Newzealand đã góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nông dân.
Ông Lê Ngọc Sự, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại huyện Hậu Lộc, cho biết: Thỏ Newzealand có nhiều ưu điểm hơn so với các giống thỏ thông thường khác như khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, sinh sản nhiều, thịt thơm ngon, hấp dẫn. Vì vậy thỏ Newzealand được nhiều hộ nông dân ở huyện Hậu Lộc đầu tư và mở rộng quy mô chăn nuôi để phát triển kinh tế.
Mô hình chăn nuôi thỏ Newzealand quy mô nông hộ có nhiều ưu điểm như: tận dụng được tối đa nguồn thức ăn sẵn có là các loại rau, cỏ dại tại địa phương; ít dịch bệnh, quay vòng vốn nhanh. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cho chăn nuôi thỏ không quá tốn kém, phù hợp với quy mô chăn nuôi của đại đa số nông hộ.
Chuồng trại trong chăn nuôi thỏ khá đơn giản, có thể tận dụng được tre, nứa, gỗ, sắt, thép để làm. Bên cạnh đó, thị trường thỏ giống, thỏ thương phẩm hiện nay khá lớn. Thỏ đang trở thành món ăn đặc sản được nhiều nhà hàng, khách sạn tìm mua với giá cao. Một chủ hộ chăn nuôi thỏ ở xã Tiến Lộc hồ hởi: “Ngày đầu mới nuôi, chúng tôi còn phải treo biển quảng cáo bán thỏ ở đầu ngõ, giờ thì không, người ta tìm đến tận nơi đặt hàng, cứ ra lứa nào là hết lứa đấy”.
Tới thăm trang trại của gia đình ông Đỗ Kim Ngân, ở thôn Cách, xã Tuy Lộc, hiện có trang trại nuôi thỏ Newzealand với quy mô gần 600 con, trong đó có 50 thỏ sinh sản, ông cho biết, gia đình bắt đầu nuôi từ tháng 4- 2014 với 60 thỏ giống; đến tháng 8, bắt đầu cho thỏ xuất chuồng, sau khi trừ chi phí, mỗi tháng gia đình ông thu lãi khoảng 10 triệu đồng.
Việc nuôi thỏ Newzealand có nhiều thuận lợi do nguồn thức ăn cho thỏ rất phong phú, dễ làm, dễ kiếm như rau khoai lang, lá sắn... Theo ước tính, sau khi trừ chi phí đầu tư là 50.000 đồng/con, tiền thức ăn và phòng bệnh, 1 con thỏ thương phẩm cho lãi 120.000 đồng. Trung bình mỗi năm, thỏ đẻ 7 đến 8 lứa, mỗi lứa 6-8 con, sau 3 tháng nuôi, trọng lượng đạt 2,5 – 3 kg/con là đã có thể xuất bán.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Hậu Lộc có 41 hộ nuôi thỏ Newzealand từ 10 đến 100 con sinh sản với tổng 700 thỏ bố mẹ và hơn 3.500 thỏ thương phẩm. Từ đầu năm đến nay, các hộ nuôi đã xuất bán ra thị trường hơn 8 tấn thương phẩm với giá 80.000 đồng/kg đã mang lại lợi nhuận không nhỏ cho người chăn nuôi.
Ngoài việc cung cấp thỏ thịt thương phẩm cho thị trường trong huyện, hai tổ nuôi thỏ Newzealand ở hai xã Tuy Lộc và Tiến Lộc đã ký hợp đồng trở thành vùng nguyên liệu cung cấp thỏ với hãng dược phẩm Nippon Zoki Nhật Bản có nhà máy công nghệ sinh học tại Khu Công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, dự kiến tháng 7-2014 sẽ đi vào hoạt động. Nhà máy này chuyên sản xuất dược phẩm với nguồn nguyên liệu chiết xuất từ da thỏ Newzealand, công suất tiêu thụ khoảng 3.800 con/ngày. Đây sẽ là thị trường ổn định, mở ra hướng đi mới cho những người chăn nuôi thỏ ở huyện Hậu Lộc.
Tuy nhiên, để nghề chăn nuôi thỏ phát triển hơn nữa bà con cần đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại một cách khoa học, tìm hiểu và áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào chăm sóc thỏ.
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n131859/Hieu-qua-buoc-dau-mo-hinh-nuoi-tho-Newzealand-tai-huyen-Hau-Loc
Có thể bạn quan tâm
Tây Bắc là xứ sở của nhiều loài cây ăn trái, như: mận, đào, xoài... Khi nói đến mận, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến mận tâm hoa Bắc Hà. Giống mận này nổi tiếng ngọt, giòn, róc hạt và từ lâu đã trở thành thương hiệu quen thuộc của xứ sở sương mù Bắc Hà (Lào Cai). Thế nhưng ít ai biết rằng, ở mảnh đất Ham Soong, xã Vàng Đán (huyện Nậm Pồ), gần 20 năm qua cây mận Bắc Hà đã bén rễ và “âm thầm” cho những mùa “quả ngọt”.

Mô hình trình diễn canh tác 17,5ha đậu tương vụ đông xuân trên đất lúa một vụ tại các bản Háng Trợ A, B, C (xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông) do Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) huyện cùng 51 hộ dân trên địa bàn thực hiện đạt kết quả ngoài mong đợi. Mô hình mở ra hướng sản xuất mới, giúp người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tích cực...
Hiện nay, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa kéo dài nhiều ngày là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh sinh trưởng, ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của cây lúa... Để hạn chế sâu bệnh hại lúa, huyện Mường Chà đã chỉ đạo phòng, ban chuyện môn, các xã, thị trấn hướng dẫn bà con cách phòng trừ sâu bệnh, thường xuyên thăm đồng, phát hiện và phòng trừ kịp thời...

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành “Hướng dẫn tạm thời về kỹ thuật trồng, nhân giống, chăm sóc, thu hái quả và sơ chế hạt cây mắcca”.
Nhiều năm gần đây, phong trào nuôi tôm tại huyện Tam Nông đang có chiều hướng đi xuống do nhiều nguyên nhân như: người dân khó khăn trong việc tìm đầu ra sản phẩm, nguồn tôm giống chất lượng cũng gặp nhiều trở ngại...