Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Chăn Nuôi Bò Sinh Sản Ở Bản Poọng

Năm 2014, với số vốn hỗ trợ 200 triệu đồng của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh đã phối hợp với UBND huyện Quan Hóa triển khai xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản ở bản Poọng, xã Phú Nghiêm.
Tham gia mô hình có 19 hộ dân nghèo trong bản Poọng và 6 hộ dân ở bản khác trong xã.
Do mức hỗ trợ cho các hộ chỉ có 7 triệu đồng/hộ nên các hộ tham gia mô hình cam kết tự huy động 223 triệu đồng để đối ứng mua 25 con bò sinh sản. Ngoài ra, các hộ còn tự xây dựng chuồng trại và huy động nguồn lực mua thức ăn chăn nuôi cho bò.
Bước đầu cho thấy việc xây dựng mô hình chăn nuôi bò sinh sản ở bản Poọng đã nâng cao kỹ thuật chăn nuôi bò, tạo thêm việc làm và nguồn thu nhập cho người dân.
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n131823/Hieu-qua-buoc-dau-mo-hinh-chan-nuoi-bo-sinh-san-o-ban-Poong
Có thể bạn quan tâm

Có những người táo bạo bỏ hàng chục tỷ đầu tư trồng gấc, sachi, cà gai leo. Trường hợp của anh Trần Sỹ Út ở xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn là ví dụ điển hình.

Mạnh dạn đầu tư trang thiết bị cũng như sáng tạo, áp dụng kỹ thuật mới trong chăm sóc chim bồ câu, gia đình chị Nguyễn Thị Phú ở thôn Hà Mỹ, xã Chu Điện

Từ hai bàn tay trắng, ông Nguyễn Thuận (58 tuổi) đã gây dựng thành công trang trại quy mô trên vùng cát ở xã Quảng Vinh (huyện Quảng Điền, TT-Huế)

Lúc cao điểm, trang trại của Đức có tới vài ba nghìn con gà thịt, hàng trăm con gà đẻ và thường xuyên có lớp gà con kế cận.

Nuôi bồ câu Pháp. Nhờ mát tay, mỗi tháng ông Tuấn thu về 45-50 triệu đồng từ bồ câu giống và bồ câu thương phẩm.