Hiệu Quả Bón Phân Silic Trên Đậu Phộng

UBND huyện Thoại Sơn (An Giang) vừa họp Hội đồng Khoa học và Công nghệ nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của silic đến sinh trưởng năng suất và chất lượng giống đậu phộng L14 tại Thoại Sơn, An Giang”, do Thạc sĩ Phạm Thị Kiều Oanh-Trạm Khuyến nông Thoại Sơn làm chủ nhiệm.
Qua 1 năm nghiên cứu tại ấp Tân Đông (thị trấn Óc Eo) cho thấy: Bón silic với liều 400 kg/héc-ta cho kết quả tốt nhất; số lượng nốt sần tăng thêm 1,217 nốt/cây, lượng nốt sần hữu hiệu là 1,154 nốt. Năng suất trung bình đạt 4,61 tấn/héc-ta, lợi nhuận bình quân 40,176 triệu đồng/héc-ta. Với kết quả này, Trạm Khuyến nông huyện Thoại Sơn sẽ khuyến cáo rộng rãi cho nông dân về hiệu quả của bón phân silic trên đậu phộng ở vùng đất cát chân núi thị trấn Óc Eo.
Có thể bạn quan tâm

Trên địa bàn ngoại thành TP.HCM và các tỉnh lân cận đã hình thành nhiều mô hình chăn nuôi “sạch” để có những sản phẩm thịt an toàn. Tuy nhiên, vẫn còn rất ít các sản phẩm như thế đến với người tiêu dùng do khâu quảng bá.

Từ việc thử nghiệm thành công mô hình trồng cây đương quy, vụ đông xuân năm 2013 - 2014, huyện Bát Xát (Lào Cai) hỗ trợ 520 hộ dân ở 6 xã của huyện, gồm: Y Tý, Nậm Pung, Pa Cheo, Bản Xèo, Nậm Chạc, A Mú Sung mở rộng diện tích trồng cây dược liệu đương quy lên 36 ha.

Dù giữa trưa, trời nắng chang chang nhưng nhiều nông dân xã Xuân Đông (huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) vẫn ở ngoài ruộng chăm sóc và thu hoạch rau cải bắp, cải muối dưa. Những gương mặt mồ hôi đầm đìa vẫn cười tươi rói cho biết năm nay rau Xuân Đông trúng mùa.

Đến hết năm 2013, đàn bê F1 BBB của Hà Nội đạt khoảng 3.000 con. Đây là nguồn cung cấp thực phẩm thịt bò chất lượng cao phục vụ nhân dân Thủ đô và là cơ sở để thay đổi tư duy trong chăn nuôi bò thịt, giải quyết việc làm, tăng thu nhập của nông dân.

Theo ngành Nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL, năm 2013, các tỉnh trong vùng trúng mùa khoai lang với năng suất bình quân 24 tấn/ha. Tổng sản lượng cả năm ước đạt khoảng 480.000 tấn và dẫn đầu các vùng trồng khoai lang trong nước.