Hiệu lực của phân bón Văn Điển trong thâm canh hồ tiêu

Lân nung chảy là nguồn dinh dưỡng quý
Nông dân Tây Nguyên bón lân cho cây hồ tiêu kinh doanh cao hơn so với nhu cầu của cây và các khuyến cáo khoa học ở cùng một mức năng suất. Khi năng suất hồ tiêu cao thì nông dân sử dụng lân bón cho hồ tiêu cao hơn so với năng suất thấp.
Hiệu suất sử dụng phân lân đối với cây hồ tiêu kinh doanh ở tỉnh Gia Lai là cao nhất, đạt 24,9kg hạt khô/kg P2O5; thấp nhất là ở Đăk Nông đạt 12,6kg hạt khô/kg P2O5; Gia Lai đạt 15,kg hạt khô/kg P2O5, như vậy để đạt >4 tấn hạt tiêu khô/ha liều lượng hiệu quả trung bình hàng năm bà con chỉ nên bón 200kg lân nguyên chất là đủ (P2O5)/ha (1kg lân nguyên chất = 6kg lân nung chảy, tương đương với 1,2 tấn lân nung chảy Văn Điển).
Cùng với một mức năng suất đạt được thì nông dân ở Đăk Lăk có xu hướng sử dụng phân lân bón cho cây hồ tiêu tương đối hợp lý (khoảng 200kg P2O5/ha cho năng suất > 4 tấn hạt khô/ha). Ở Gia Lai, nông dân bón lân cho hồ tiêu kinh doanh là cao nhất; trung bình vườn tiêu năng suất >4 tấn hạt/ha bón 457kg P2O5/ha; đối với vườn đạt năng suất thấp hơn hoặc bằng 4 tấn hạt/ha cũng bón ở mức 343kg P2O5/ha.
Nghiên cứu cho thấy, hiệu suất sử dụng phân lân đối với cây hồ tiêu kinh doanh ở tỉnh Gia Lai là cao nhất, đạt 24,9 kg hạt khô/kg P2O5 do năng suất hồ tiêu đạt được là rất cao, trung bình 7,2 tấn hạt/ha mặc dù lượng lân bón cho tiêu cũng rất cao; thấp nhất là ở Đăk Nông đạt 12,6kg hạt khô/kg P2O5; Gia Lai đạt 15,4 kg hạt khô/kg P2O5. Tính trung bình, Lân Văn Điển cho hiệu suất 18,1 cao hơn lân khác 17,2.
Bón lân nung chảy Văn Điển thì hiệu suất sử dụng phân lân có xu hướng cao hơn so với các dạng lân khác), nguyên nhân của vấn đề này do trong lân nung chảy ngoài yếu tố dinh dưỡng lân còn có chứa rất giàu các oxit kim loại kiềm thổ như can xi, ma giê, silic oxit đóng vai trò vừa cung cấp thêm dinh dưỡng trung lượng, vừa góp phần cải thiện chất lượng đất do bổ sung thêm Ca 2+ và Mg 2+ làm tăng độ màu mỡ của đất, có xu hướng cải thiện độ chua và các cation trao đổi Ca 2+ và Mg 2+ trong đất so với bón các dạng lân khác và đây là cơ sở cho việc cải thiện được khả năng trao đổi cation CEC hiệu dụng trong đất, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón.
Kết luận và khuyến cáo
- Nông dân sử dụng lân bón cho cây hồ tiêu kinh doanh ở Tây Nguyên cao hơn nhiều so với nhu cầu và khuyến cáo, bà con chỉ nên dùng 1.200kg/ha là vừa đủ.
- Tỷ lệ hộ nông dân sử dụng lân nung chảy Văn Điển bón cho cây hồ tiêu kinh doanh khá cao, đạt trung bình 72,0%.
- Hiệu suất sử dụng phân lân đối với cây hồ tiêu kinh doanh ở tỉnh Gia Lai là cao nhất; thấp nhất là ở Đăk Nông.
- Bón lân nung chảy Văn Điển thì hiệu suất sử dụng phân lân có xu hướng cao hơn so với các dạng lân khác.
- Sử dụng lân nung chảy Văn Điển có xu hướng cải thiện độ chua và các cation trao đổi Ca 2+ và Mg 2+ trong đất so với bón các dạng lân khác.
Có thể bạn quan tâm

Theo tổng kết của Bộ NN&PTNT, trong tháng 10 nhiều loại rau, quả đã “được giá” so với cùng kỳ hằng năm. Tuy nhiên, nguồn cung của các mặt hàng này có thể sẽ khan hiếm trong thời gian tới.

Sau khi có kết quả kiểm nghiệm phân ở cửa hàng Út Hoành không đạt chất lượng, Đội trưởng Đội QLTT số 7, Chi cục QLTT Long An, yêu cầu cấp dưới đưa cho ông giữ

Cty CP muối Khánh Hòa và Cty CP muối Cam Ranh sẽ thu mua tạm trữ 14 ngàn tấn muối đang tồn kho của diêm dân và các hợp tác xã diêm nghiệp...

Trong khi giá quýt Sài Gòn bán tại vườn là 30.000-45.000 đồng/kg thì một loại quýt quả nhỏ, vỏ vàng, ít hạt được nhiều tiểu thương ở Hà Nội gắn mác đặc sản, bán giá bằng 1/4.

Để đưa thịt sạch ra chợ, người bán phải chịu sự “quản lý” của tiểu thương cùng ngành hàng. Băng rôn quảng cáo bị buộc tháo dỡ, bảng giá sản phẩm cũng phải viết nhỏ hơn bình thường.