Hiểu lợi ích nông dân sẽ tích cực xây dựng NTM

Để xây dựng NTM thực sự có hiệu quả, nông dân (ND) phải là nhân tố tích cực và tổ chức Hội ND phải đóng vai trò nòng cốt trong phong trào.
Hiểu được điều này, Hội ND xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) đã có nhiều cách làm sáng tạo trong vận động hội viên, ND tham gia xây dựng NTM.
Chia sẻ kinh nghiệm vận động để hội viên, ND tham gia xây dựng NTM, ông Nguyễn Duy Nhịp – Chủ tịch Hội ND xã cho biết: “Trước tiên phải giải thích cho ND hiểu rõ xây dựng NTM là gì?
ND đóng góp và được hưởng lợi gì khi tham gia? Hội ND xã họp bàn và phân công các đồng chí trong Ban chấp hành trực tiếp tham gia các cuộc họp chi, tổ hội để tuyên truyền, vận động.
Trong vận động phải vận dụng tối đa phương pháp nêu gương điển hình…”.
Nông dân xã Nghĩa Lâm đưa cơ giới hóa vào khâu thu hoạch lúa.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, hội viên, ND tự nguyện, hăng hái hiến đất, chặt cây xanh, tháo dỡ vật kiến trúc để mở rộng đường thôn, xóm;
Di dời chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm ra phía sau nhà, đảm bảo vệ sinh môi trường; chỉnh trang tường rào, cổng ngõ sạch đẹp;
Đóng góp công sức, tiền của bê tông hóa 29km đường thôn, xóm và thắp sáng 17km đường điện làng; huy động hơn 600 ND trồng 630 gốc tre ven sông Trà để chống sạt lở và trồng 550 cây cau trên tuyến đường tự quản dài 1.100m.
Ngày 10 hàng tháng, ND tự giác cùng nhau dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm…
Ngoài ra, Hội ND xã tổ chức hỗ trợ thúc đẩy phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”.
Một khi kinh tế ổn định, ND dễ dàng tham gia đóng góp công sức, tiền của vào xây dựng NTM.
Nhờ huy động được sự đồng lòng, chung sức của hội viên, ND, xã Nghĩa Lâm đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng NTM.
Tại buổi Lễ công nhận xã đạt chuẩn NTM, Hội ND xã vinh dự được UBND tỉnh Quảng Ngãi tặng bằng khen.
Đạt được thành quả như ngày hôm nay, có sự đóng góp công sức rất lớn của cán bộ hội viên, ND và tổ chức Hội ND…
Có thể bạn quan tâm

Ở Diên Khánh - vùng trồng cây mía giải khát lớn nhất tỉnh Khánh Hòa - trong những ngày nắng hạn này, nông dân rất phấn khởi bởi mía bán được giá. Ông Lê Chơn (xã Diên Lâm) hồ hởi: “Tôi vừa bán 5 sào (5.000m2) mía tuần trước được 9,5 triệu đồng, so với giá mía đường hiện nay lãi gấp 3 lần nhưng thương lái vẫn hỏi mua vì đang hút hàng…”.

Chỉ thị trên yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai chỉ đạo công an các huyện, thị xã, thành phố cùng các phòng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, nắm chắc các đối tượng tàng trữ, lắp ráp và vận chuyển vật dụng cấm dùng khai thác thủy sản; Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai chủ trì phối hợp với các sở, ngành cùng các địa phương vận động, tuyên truyền nhân dân tham gia bảo vệ, ngăn chặn hành vi khai thác thủy sản bằng chất cấm và thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, do hiệu quả kinh tế cao cộng với khai thác được các lợi thế về khí hậu, đất đai và lao động cùng với chủ trương chuyển đổi cây trồng, trong những năm qua, tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển cây có múi sạch bệnh và cây ăn trái đặc sản, trong đó có các cây trồng thế mạnh như: bưởi Năm Roi, cam mật, cam sành, quít đường, xoài cát Hòa Lộc…

Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa tổng kết mô hình nuôi cá rô phi đơn tính xã Năng Khả (Nà Hang. Mô hình được Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai tại thôn Nà Reo, quy mô 1 ha với 5 hộ tham gia, thực hiện từ tháng 5 đến hết tháng 11-2014 với tổng kinh phí hơn 193 triệu đồng.

Hiện đang bắt đầu vào mùa bẫy tôm hùm con. Trên địa bàn thành phố Phan Thiết, nhiều ngư dân đã tiến hành đặt bẫy tại các vùng biển ven bờ. Mặc dù Chỉ thị 01 năm 2012 của UBND tỉnh Bình Thuận về quản lý bẫy, bắt tôm hùm con đã cấm bẫy, bắt tôm hùm con từ ngày 1/3 đến 30/9 hàng năm, đồng thời cấm đặt bẫy tại các bãi tắm trước các khu du lịch, các bãi tắm cộng đồng, các khu neo đậu tàu thuyền; các vùng cửa sông, cửa biển và các luồng tuyến giao thông đường thủy tàu thuyền thường xuyên qua lại.