Hiểu lợi ích nông dân sẽ tích cực xây dựng NTM

Để xây dựng NTM thực sự có hiệu quả, nông dân (ND) phải là nhân tố tích cực và tổ chức Hội ND phải đóng vai trò nòng cốt trong phong trào.
Hiểu được điều này, Hội ND xã Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) đã có nhiều cách làm sáng tạo trong vận động hội viên, ND tham gia xây dựng NTM.
Chia sẻ kinh nghiệm vận động để hội viên, ND tham gia xây dựng NTM, ông Nguyễn Duy Nhịp – Chủ tịch Hội ND xã cho biết: “Trước tiên phải giải thích cho ND hiểu rõ xây dựng NTM là gì?
ND đóng góp và được hưởng lợi gì khi tham gia? Hội ND xã họp bàn và phân công các đồng chí trong Ban chấp hành trực tiếp tham gia các cuộc họp chi, tổ hội để tuyên truyền, vận động.
Trong vận động phải vận dụng tối đa phương pháp nêu gương điển hình…”.
Nông dân xã Nghĩa Lâm đưa cơ giới hóa vào khâu thu hoạch lúa.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, hội viên, ND tự nguyện, hăng hái hiến đất, chặt cây xanh, tháo dỡ vật kiến trúc để mở rộng đường thôn, xóm;
Di dời chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm ra phía sau nhà, đảm bảo vệ sinh môi trường; chỉnh trang tường rào, cổng ngõ sạch đẹp;
Đóng góp công sức, tiền của bê tông hóa 29km đường thôn, xóm và thắp sáng 17km đường điện làng; huy động hơn 600 ND trồng 630 gốc tre ven sông Trà để chống sạt lở và trồng 550 cây cau trên tuyến đường tự quản dài 1.100m.
Ngày 10 hàng tháng, ND tự giác cùng nhau dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm…
Ngoài ra, Hội ND xã tổ chức hỗ trợ thúc đẩy phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”.
Một khi kinh tế ổn định, ND dễ dàng tham gia đóng góp công sức, tiền của vào xây dựng NTM.
Nhờ huy động được sự đồng lòng, chung sức của hội viên, ND, xã Nghĩa Lâm đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng NTM.
Tại buổi Lễ công nhận xã đạt chuẩn NTM, Hội ND xã vinh dự được UBND tỉnh Quảng Ngãi tặng bằng khen.
Đạt được thành quả như ngày hôm nay, có sự đóng góp công sức rất lớn của cán bộ hội viên, ND và tổ chức Hội ND…
Có thể bạn quan tâm

Loại quả với tên gọi nho chuỗi ngọc gây xôn xao trên cộng đồng mạng có giá 2 triệu đồng/kg được bán tại các siêu thị châu Âu với mức giá khoảng trên dưới 500 nghìn đồng/kg.

Ở lưng chừng đèo Lò Xo, một gã thanh niên để đầu trần chạy xe máy tay cầm mấy chùm sâm lủng lẳng mời chào các bác tài xe khách, xe container, xe du lịch với tiết lộ "uống khỏe, uống sung".

Những ngày gần đây, nhiều người dân Hà thành lùng mua một loại quả có giá lên đến 2 triệu đồng/kg.

Cuối thu, sâm Ngọc Linh bắt đầu ngủ đông. Và các hộ trồng sâm lại thay nhau canh gác để bảo vệ những vườn sâm. Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng hết sức cực nhọc bởi mưa lũ, chim chuột, thú rừng và kẻ xấu luôn rình mò phá hoại vườn sâm.

Ngày 11.9.2015, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đồng ý với đề nghị của UBND tỉnh về sự cần thiết của việc triển khai đề án bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh hay còn gọi là sâm Việt Nam đến năm 2030 nhằm bảo vệ nguồn gen quý.