Hiệp Hội Thủy Sản Bình Thuận Cần Đòn Bẩy Để Giữ Thương Hiệu Thủy Sản Địa Phương

Sự ra đời của Hiệp hội Thủy sản (Basep) trong 3 năm qua đã thể hiện rõ vai trò cầu nối của mình đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản. Gần 50 hội viên có doanh số chiếm tỉ trọng lớn trong toàn hiệp hội, kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh...
Bước đệm khả quan
Trong 3 năm qua, nhiều doanh nghiệp dù bị đặt trong tình thế khó khăn chung của nền kinh tế thị trường, nhưng vẫn không ngừng đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của Hiệp hội Thủy sản như: Công ty TNHH Hải Nam, Thaimex, Hải Thuận, Nam Hải, Sơn Tuyền, Hải Việt... gần 50 hội viên là doanh nghiệp ở 3 chi hội thủy sản Phan Thiết, thị xã La Gi và Phú Quý.
Bà Tô Tuệ Lang - Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản chia sẻ: Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng doanh nghiệp sản xuất chế biến thủy sản của địa phương vẫn cố gắng duy trì và có những dấu hiệu tích cực. Cụ thể trong 3 năm qua Công ty TNHH Hải Nam đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 76,21 triệu USD, đưa tổng doanh thu của doanh nghiệp lên gần 2.000 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 27 tỷ đồng, đồng thời đóng góp cho hoạt động xã hội hơn 2 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Hải Thuận cũng đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 18 triệu USD, Thaimex đạt kim ngạch xuất khẩu gần 14 triệu USD... Bà Tô Tuệ Lang cũng hy vọng sang năm 2015, hiệp hội sẽ nỗ lực tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh và tạo nguồn nguyên liệu bền vững để phấn đấu đạt và vượt kế hoạch 90 triệu USD.
Mặc dù đạt những kết quả ổn định, nhưng nhiều doanh nghiệp của chi hội La Gi hiện cũng đang gặp không ít khó khăn: chưa có khu sản xuất tập trung, khó khăn trong quá trình vận chuyển vì tất cả hàng hóa phải trung chuyển ra ngã ba 46. Quá trình vận chuyển này nhiệt độ sẽ dao động, chất lượng sản phẩm không đảm bảo và chi phí sản phẩm theo đó tăng cao.
Cầu nối cho doanh nghiệp
Hiệp hội Thủy sản là tổ chức đại diện cho tiếng nói và quyền lợi hợp pháp của hội viên doanh nghiệp. Từ đó, hiệp hội phát huy vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp thủy sản với chính quyền địa phương, cùng đóng góp vào quá trình phát triển của nền kinh tế, đặc biệt hoàn thành chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh.
Để những năm tiếp theo đạt được những kết quả tốt hơn nữa, Hiệp hội Thủy sản kiến nghị các cấp cần hỗ trợ và phát triển các tàu hậu cần nghề cá, đồng thời mua lại nguyên liệu để giảm chi phí khai thác, hạ giá thành nguyên liệu. Theo thống kê của Hiệp hội Thủy sản, gần 5.000 tàu đánh bắt xa bờ nhưng chỉ có khoảng 50 tàu hậu cần tiếp tế nhiên liệu, nhu yếu phẩm thì không đủ phục vụ khai thác.
Một vấn đề khác, hiện nay mức hỗ trợ để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư chỉ dừng lại ở mức 30%, nay các doanh nghiệp mong rằng mức hỗ trợ nêu trên sẽ được nâng lên khoảng 50%. Nếu được mức hỗ trợ này, các doanh nghiệp sẽ mạnh dạn đầu tư, triển khai các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, phòng kiểm nghiệm, công cụ cải tiến chất lượng sản phẩm... mới mang lại hy vọng nhiều hơn cho thủy sản Bình Thuận ở thị trường nước ngoài.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/kinh-te/hiep-hoi-thuy-san-binh-thuan-can-don-bay-de-giu-thuong-hieu-thuy-san-dia-phuong-72285.html
Có thể bạn quan tâm

Thế nhưng, theo thống kê mới nhất của ngành nông nghiệp, diện tích hồ tiêu của tỉnh là 11.734 ha. Trong đó, tiêu kinh doanh 7.530 ha, tiêu kiến thiết cơ bản 3.715 ha, tiêu trồng mới 489 ha. Tuy nhiên trên thực tế, diện tích cây tiêu trên địa bàn tỉnh khoảng 15.000 ha.

Áo thôi ướt đẫm mồ hôi, chân tay cũng không còn bị xi măng bám chặt, ông Bùi Văn Hoàng, ở thôn 1, xã Nghĩa Dõng (TP.Quảng Ngãi) hiện nay chỉ cần bỏ ra khoảng 1 giờ mỗi ngày để thu hoạch nấm bào ngư. Cười tươi rói bên trại nấm bào ngư và nấm linh chi đang đến kỳ thu hoạch, ông Hoàng bộc bạch: “Trước làm phụ hồ, cả ngày vất vả mà thu nhập chỉ khoảng 200 nghìn. Còn giờ, mới nửa tháng thu nấm sò, tôi đã bỏ túi 6 triệu đồng”.

Cà phê là loại cây trồng chủ lực của tỉnh nhưng những năm qua, nhiều hộ đã thay trồng loại cây khác cho kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, vẫn không ít hộ thành công nhờ thực hiện mô hình cà phê ghép, trong đó có hộ ông Nguyễn Văn Tằm ở thôn 2, xã Long Bình (Bù Gia Mập - Bình Phước).

Mưa lớn liên tục trong khi mương thoát nước bị thu hẹp khiến hàng trăm công lúa thu đông trong tiểu vùng ấp Ninh Thạnh (xã An Tức, Tri Tôn, An Giang) đổ ngã, một phần bị hư hỏng do chìm trong nước. Bên cạnh khẩn trương rút nước để nông dân thu hoạch lúa, việc đầu tư thêm trạm bơm và nạo vét mương nội đồng mới là giải pháp lâu dài.

Dự án Di dân vùng thiên tai có nguy cơ sạt lở đất núi, xã Văn Lăng là dự án xây dựng công trình công cộng, có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Do vậy, kinh phí trồng rừng thay thế được lấy từ ngân sách Nhà nước đầu tư cho Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. Sở Nông nghiệp và PTNT đã được tỉnh giao xây dựng kế hoạch trồng rừng thay thế thuộc dự án theo kế hoạch trồng rừng sản xuất năm 2015 của tỉnh.