Hiệp Hội Cá Tra Việt Nam Hỗ Trợ Đắc Lực Các Doanh Nghiệp Cá Tra An Giang

Cuối tháng 2/2014, ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã làm việc với Sở Công thương An Giang về hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh cá tra trong và ngoài nước, những vấn đề mới về Luật Nông nghiệp của Mỹ năm 2014.
Tại buổi làm việc, hai bên đã tìm hiểu những khó khăn, tình hình hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cá tra của các doanh nghiệp trong tỉnh. Hiệp hội cũng lắng nghe ý kiến doanh nghiệp tại An Giang, để từ đó có những kiến nghị, đề xuất chính sách mới nhằm tháo gỡ khó khăn trong chế biến và xuất khẩu cá tra.
Đại diện phía doanh nghiệp cho rằng: Thời gian qua, tình trạng tranh mua tranh bán vẫn xảy ra. Chính sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp đã làm cho giá bán cá tra fillet luôn thấp hơn giá thành sản xuất,trong khi sản phẩm phụ như dầu cá, bột cá, bao tử, da… lại bán có lời.
Còn theo Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến Thủy sản An Giang: Để tháo gỡ khó khăn, phải lập lại trật tự cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu cá tra, trước mắt, các cơ quan chức năng cần thực thi nghiêm túc các văn bản mà Chính phủ và ngành đã quy định, ban hành trên lĩnh vực quản lý chất lượng sản phẩm.
Trước tình hình trên, Chủ tịch Nguyễn Việt Thắng khẳng định: Các doanh nghiệp phải nỗ lực nâng cao chất lượng bằng cách tổ chức lại sản xuất, gắn sản xuất với tiêu thụ; tăng cường liên kết; tìm cách cải thiện chất lượng sản phẩm từ sản xuất giống, kỹ thuật nuôi, chế biến và xuất khẩu đến phát triển thị trường. Chú trọng tăng cường quản lý sản xuất, cải thiện năng lực cạnh tranh… nhằm tái cấu trúc ngành cá tra. Hiệp hội Cá tra Việt Nam sẽ hỗ trợ đắc lực trong quá trình thực hiện.
Về Luật Nông nghiệp của Mỹ năm 2014, ông Thắng cho rằng: Việc Mỹ xây dựng tiêu chuẩn đối với cá tra Việt Nam không hẳn là điều đáng lo ngại cho xuất khẩu mặt hàng này, ở khía cạnh nào đó có thể nó còn là đòn bẩy thúc đẩy tái cấu trúc ngành.
Có thể bạn quan tâm

Gần 20 năm nay, gia đình ông Phan Xuân Đức, ở đội 7, xã Đông Minh (Đông Sơn - Thanh Hóa) liên tục chăn nuôi có lãi, bởi ông có nhiều kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia cầm nên trải qua bao đợt dịch bệnh lớn, đàn gia cầm của gia đình ông vẫn an toàn... Với quy mô chăn nuôi gia trại gần 1.000 vịt sinh sản và 300 gà thịt..., mỗi năm thu nhập mang lại cho gia đình hàng chục triệu đồng.

Giá nấm rơm tăng do nguồn cung năm nay ít mà nhu cầu thị trường ngày càng tăng cao. Ngoài ra, nguồn nguyên liệu chính làm nấm là rơm ngày một hiếm do bà con đa phần thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp và đốt rơm tại ruộng, từ đó, số hộ theo nghề trồng nấm rơm cũng ít dần.

Gần 4 tháng qua, trên địa bàn huyện Sông Hinh (Phú Yên) không có mưa, thời tiết hanh khô kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Trong đó thiệt hại nặng nhất là các loại cây trồng cạn, đặc biệt là sắn và mía - 2 cây trồng chủ lực của huyện.

Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mường Khương (Gia Lai), cây chuối mô trên địa bàn cho nguồn thu hơn 40 tỷ đồng/năm.

38 tuổi, anh Nguyễn Văn Luật ở xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, Nam Định đã có cơ ngơi nhiều người mơ ước: Chủ một trang trại tổng hợp diện tích 2ha với thu nhập trên 700 triệu đồng/năm.