Hết cửa trộn đất vào khoai tây Trung Quốc

Lâm Đồng xác định động cơ của hành vi trộn đất đỏ Đà Lạt vào khoai tây Trung Quốc trước khi đưa đi tiêu thụ là hành vi “gian lận thương mại”
Ngày 27-8, thông tin từ UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương tăng cường công tác kiểm tra xử lý hành vi “gian lận thương mại” đối với loại nông sản khoai tây Trung Quốc giả khoai tây Đà Lạt.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng phối hợp cùng Sở Công thương và các ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn, chứng từ của khoai tây Trung Quốc nhập vào tỉnh; đồng thời nhanh chóng áp dụng biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra, xử lý hành vi “gian lận thương mại” bán khoai tây Trung Quốc dưới mác khoai tây Đà Lạt; tăng cường công tác lấy mẫu phân tích, xác định dư lượng hóa chất đối với các loại nông sản, đặc biệt là khoai tây Trung Quốc.
Văn bản chỉ đạo cũng nêu rõ phải xác định động cơ của hành vi trộn đất đỏ Đà Lạt vào khoai tây Trung Quốc trước khi đưa đi tiêu thụ là hành vi “gian lận thương mại” để có hình thức xử lý nghiêm theo quy định.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đề nghị các đơn vị liên quan cần nhanh chóng xây dựng tiêu chí nhận dạng khoai tây Trung Quốc với khoai Đà Lạt để thông báo rộng rãi đến người dân và các tiểu thương được biết.
Trước đó, Báo Người Lao Động liên tục thông tin tình trạng nhiều tiểu thương ở chợ đầu mối Đà Lạt, tiến hành nhập khoai tây Trung Quốc về “làm áo” để biến thành khoai đặc sản Đà Lạt rồi bán với giá cao.
Có thể bạn quan tâm

Dịch cúm gia cầm vừa bùng phát trên đàn chim cút ở tỉnh Tiền Giang. ở Đồng Nai, nơi có tổng đàn chim cút khá lớn, nguy cơ bùng phát dịch khá cao. Phóng viên Báo Đồng Nai có trao đổi với ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh.

Nông dân xã Hiệp Xương (Phú Tân - An Giang) trồng thành công giống nếp CK92 (nếp đùm) cho hiệu quả kinh tế cao. Toàn xã có khoảng 1.711 héc-ta canh tác nếp (vụ hè thu), năng suất đạt 6,8 tấn/héc-ta. Hiện, giá nếp dao động khoảng 5.800- 6.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí, nông dân lãi từ 1,5 - 2 triệu đồng/công.

Gắn bó với cây chanh không hạt từ nhiều năm nên ông Vũ Ngọc Báo (ấp 6, xã Thạnh Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) được xem là người có nhiều kinh nghiệm và thành công đối với cây trồng này.

Vụ mùa năm 2013 xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình hoàn thành gieo cấy 400 ha lúa mùa trước ngày 7-7. Đây là vụ màu được chuẩn bị tốt nhất và có nhiều giải pháp quan trọng về cơ cấu giống, trà lúa và hướng sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn.

Từng niên vụ, tổ luôn bám sát các bộ giống thích nghi do Cục Khuyến nông khuyến cáo; phối hợp chặt chẽ với trung tâm giống nông nghiệp sở tại và tiến hành nhân giống lúa cấp xác nhận phục vụ nhu cầu sản xuất.