Hết cửa trộn đất vào khoai tây Trung Quốc

Lâm Đồng xác định động cơ của hành vi trộn đất đỏ Đà Lạt vào khoai tây Trung Quốc trước khi đưa đi tiêu thụ là hành vi “gian lận thương mại”
Ngày 27-8, thông tin từ UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương tăng cường công tác kiểm tra xử lý hành vi “gian lận thương mại” đối với loại nông sản khoai tây Trung Quốc giả khoai tây Đà Lạt.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng phối hợp cùng Sở Công thương và các ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn, chứng từ của khoai tây Trung Quốc nhập vào tỉnh; đồng thời nhanh chóng áp dụng biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra, xử lý hành vi “gian lận thương mại” bán khoai tây Trung Quốc dưới mác khoai tây Đà Lạt; tăng cường công tác lấy mẫu phân tích, xác định dư lượng hóa chất đối với các loại nông sản, đặc biệt là khoai tây Trung Quốc.
Văn bản chỉ đạo cũng nêu rõ phải xác định động cơ của hành vi trộn đất đỏ Đà Lạt vào khoai tây Trung Quốc trước khi đưa đi tiêu thụ là hành vi “gian lận thương mại” để có hình thức xử lý nghiêm theo quy định.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đề nghị các đơn vị liên quan cần nhanh chóng xây dựng tiêu chí nhận dạng khoai tây Trung Quốc với khoai Đà Lạt để thông báo rộng rãi đến người dân và các tiểu thương được biết.
Trước đó, Báo Người Lao Động liên tục thông tin tình trạng nhiều tiểu thương ở chợ đầu mối Đà Lạt, tiến hành nhập khoai tây Trung Quốc về “làm áo” để biến thành khoai đặc sản Đà Lạt rồi bán với giá cao.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 18.2, Cục Thú y (Bộ NNPTNT) xác nhận sau một thời gian dài được khống chế trên địa bàn cả nước, dịch lợn tai xanh đã tái phát tại Quảng Nam.

Thông tin từ Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, do không có cơ sở nhân giống lớn nên giống gà ta hiện không đáp ứng đủ nhu cầu của các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Các trang trại quy mô từ 500 - 1.000 con/lần nuôi phải nhập giống từ tỉnh Bình Định hoặc các tỉnh miền Tây.

Cách nay hơn 8 năm, cá tra từng được xem là “con cá vàng” của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do mỗi hecta nuôi cá tra có thể đạt lợi nhuận hàng tỷ đồng.

Do thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong nuôi nai nên nhiều hộ nuôi ở xã Hòa Kiến (TP Tuy Hòa - Phú Yên) đã để nai bị chết trong lúc cắt nhung hay sinh đẻ. Vì thế, bà con đang rất cần được tham gia các lớp tập huấn nhằm khắc phục tình trạng này. Vấn đề này đã được đề xuất cách đây hơn một năm nhưng vẫn chưa được thực hiện.

Từ chối mức lương ổn định hàng tháng để quay về quê nhà lập cơ sở sản xuất nấm cho riêng mình. Đó là cách nghĩ, cách làm của chàng kỹ sư trẻ Trần Minh Kiển (29 tuổi) ở khu phố 1, thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân (Bình Thuận), bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế với nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi đợt sản xuất.