Hết cửa trộn đất vào khoai tây Trung Quốc

Lâm Đồng xác định động cơ của hành vi trộn đất đỏ Đà Lạt vào khoai tây Trung Quốc trước khi đưa đi tiêu thụ là hành vi “gian lận thương mại”
Ngày 27-8, thông tin từ UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương tăng cường công tác kiểm tra xử lý hành vi “gian lận thương mại” đối với loại nông sản khoai tây Trung Quốc giả khoai tây Đà Lạt.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng phối hợp cùng Sở Công thương và các ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn, chứng từ của khoai tây Trung Quốc nhập vào tỉnh; đồng thời nhanh chóng áp dụng biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra, xử lý hành vi “gian lận thương mại” bán khoai tây Trung Quốc dưới mác khoai tây Đà Lạt; tăng cường công tác lấy mẫu phân tích, xác định dư lượng hóa chất đối với các loại nông sản, đặc biệt là khoai tây Trung Quốc.
Văn bản chỉ đạo cũng nêu rõ phải xác định động cơ của hành vi trộn đất đỏ Đà Lạt vào khoai tây Trung Quốc trước khi đưa đi tiêu thụ là hành vi “gian lận thương mại” để có hình thức xử lý nghiêm theo quy định.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đề nghị các đơn vị liên quan cần nhanh chóng xây dựng tiêu chí nhận dạng khoai tây Trung Quốc với khoai Đà Lạt để thông báo rộng rãi đến người dân và các tiểu thương được biết.
Trước đó, Báo Người Lao Động liên tục thông tin tình trạng nhiều tiểu thương ở chợ đầu mối Đà Lạt, tiến hành nhập khoai tây Trung Quốc về “làm áo” để biến thành khoai đặc sản Đà Lạt rồi bán với giá cao.
Có thể bạn quan tâm

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản xuất cá tra đang dần bước ra khỏi khó khăn do ứng dụng mô hình liên kết sản xuất hiệu quả giữa nông dân, doanh nghiệp (DN) chế biến, DN cung ứng thức ăn và hệ thống ngân hàng.

Hiện nay, Ảrập Xêút là thị trường NK cá tra lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông. 8 tháng đầu năm 2015, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường Ảrập Xêút đạt 42,46 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 4,2% tổng XK cá tra của Việt Nam.

Tại TP. Trùng Khánh (Trung Quốc), nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng bình quân 20 – 30%/năm, trong khi nguồn cung của An Giang lại rất phong phú. Khi hoạt động xúc tiến được triển khai mạnh mẽ, nhiều mặt hàng nông sản của An Giang sẽ tìm được chỗ đứng trên thị trường này.

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá rô phi.

Ngoài những vật nuôi quen thuộc như trâu, bò, heo, gà… thời gian gần đây, người dân huyện Sông Hinh (Phú Yên) đang tiếp cận với đối tượng nuôi mới là rắn mối.