Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Heo Bơm Nước Lại Hoành Hành

Heo Bơm Nước Lại Hoành Hành
Ngày đăng: 01/10/2014

Do giá heo tại các trại chăn nuôi tăng cao nên nạn bơm nước vào heo hơn 2 tháng qua bùng phát rất mạnh

Nhiều thương lái heo làm ăn nghiêm túc khu vực miền Đông, bức xúc tình trạng bơm nước vào heo để tăng trọng đang diễn ra hết sức nghiêm trọng.

Cách làm này đã đẩy những người kinh doanh thịt heo chân chính, bảo đảm chất lượng trong nhiều tháng qua bị lỗ nặng, thậm chí có người phải phá sản (một số người khác vì miếng cơm manh áo cũng đã phải chuyển sang hình thức bơm nước vào heo để tồn tại).

Lời khủng

Những năm trước, người chăn nuôi heo thường bán với giá dưới giá thành. Dịch bệnh làm cho người tiêu dùng ngại sử dụng thịt heo, càng khiến giá xuống thấp. Người chăn nuôi lỗ nặng, nhiều người phải chuyển nghề hoặc giảm đàn mạnh dẫn đến nguồn cung không còn dồi dào. Nay nhu cầu tiêu thụ thịt heo trên thị trường ổn định trở lại, trong khi nguồn cung vẫn còn hạn chế nên giá tại trại chăn nuôi tăng mạnh.

Giá heo ở trại chăn nuôi tăng nhanh, trong khi giá bán trên thị trường lại tăng chậm hơn nên khâu trung gian không còn lãi nhiều như trước. Giá heo hiện nay tại các trại chăn nuôi ở khu vực miền Đông từ 52.000 - 57.000 đồng/kg, người nuôi heo đang có mức lãi khá cao do giá thành chăn nuôi dao động từ 40.000 - 45.000 đồng/kg.

Để bù đắp khoảng thiếu hụt này, thương lái tổ chức bơm nước vào heo để tăng trọng, với mỗi kg tăng thêm họ được hưởng hơn 50.000 đồng. Thông thường 1 con heo sau khi bơm nước vào sẽ tích nước khoảng 4 - 5 ký. Như vậy thương lái sẽ kiếm thêm khoảng 200.000 đồng/con. Một thương lái mỗi ngày tiêu thụ từ 40 con cho đến 400 con. Như vậy, 1 thương lái tiêu thụ 100 con sẽ bỏ khoảng 20 triệu đồng/ngày.

Bơm khắp nơi

Theo giới kinh doanh heo, hiện thịt bán trên thị trường thời gian gần đây chiếm khoảng 80% - 90%. Tức người tiêu dùng khó có thể mua được thịt heo sạch. Nạn bơm nước heo hiện nay có thể nói là phổ biến. Heo sau khi thu gom tại các trại, họ sẽ tập kết về một điểm nào đó để thực hiện bơm nước từ 3 - 4 lần, làm tăng trọng lượng khoảng 5 kg.

Heo vận chuyển trên đường sẽ được bơm nước từ 2 - 3 lần (nếu bơm nhiều heo sẽ chết trên đường vận chuyển), tăng trọng khoảng 3 kg.

Trước đây, nạn bơm nước vào heo chỉ diễn ra ở khu vực miền Tây, thì nay nó lan sang các tỉnh miền Đông. Ông Trần Thanh Tùng, một lái heo lâu năm, cho biết heo ở Đồng Nai, Bình Dương trước đây chỉ biết đến nạn sử dung thuốc tăng trọng.

Thời gian qua cơ quan chức năng vào cuộc xử lý nên hạn chế được tình trạng này. Tuy nhiên, thương lái khu vực miền Đông gần cả năm nay làm ăn không còn suôn sẻ như trước, mối lái giảm dần do nhiều thương lái ở miền Tây (chủ yếu từ Bến Tre) lên TP HCM tổ chức thu mua heo ở khu vực miền Đông để giết mổ, với giá bán ra thị trường thường thấp hơn một vài giá do họ sử dụng “công nghệ” bơm nước.

Để “cạnh tranh”, các thương lái ở TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai “bắt tay” vào việc trang bị công nghệ bơm nước. Tình trạng bơm nước hiện nay không còn đơn lẻ nữa mà đã trở nên phổ biến, phần lớn các lái heo đều tham gia bơm nước để cung cấp cho thị trường TP HCM.

Heo được lái thu gom từ trại chăn nuôi, hộ gia đình được tập kết về “lán”, vựa tập trung ở khu vực Trảng Bom, Long Thành (Đồng Nai) và vùng giáp ranh Biên Hòa và Long Thành để tổ chức bơm nước. Một số lái khác không có vựa thì tổ chức bơm nước dọc đường bằng cách bơm ngay trên xe tải. Heo bơm nước sẽ được đưa về các lò giết mổ ở TP HCM để tổ chức giết mổ.

Được biết, có gần chục lái heo ở miền Tây lên TP HCM để tổ chức giết mổ heo. Ban đầu, họ thu mua heo ở miền Đông về

TP HCM thuê lái gia công giết mổ tại các lò. Chỉ sau vài ba tháng họ đứng ra thuê luôn ô trong các lò ở TP HCM để tổ chức giết mổ heo bơm nước. Giới kinh doanh heo cho rằng tình trạng heo bơm nước hiện nay rất phổ biến, cơ quan chức năng, thú y TP HCM đều biết nhưng không hiểu vì lý do gì mà vẫn chưa được xử lý nghiêm.

Thông thường heo bơm nước từ nguồn nước không an toàn vệ sinh, nước bẩn ngấm vào thịt dễ dẫn đến nhiễm vi sinh vật, trong đó có nhiễm khuẩn E.coli, kim loại nặng. Thịt bị bơm nước khi nấu sẽ chảy nhiều nước bẩn ra nồi, sử dụng thức ăn này sẽ dễ dẫn đến các bệnh về đường ruột.


Có thể bạn quan tâm

5 tỉnh dẫn đầu sản lượng tôm 5 tỉnh dẫn đầu sản lượng tôm

Từ đầu năm đến nay, cả nước thu hoạch 228.933 tấn tôm, đạt 33% kế hoạch năm, giảm hơn 12% so cùng kỳ năm ngoái. Dẫn đầu vẫn là sản lượng tôm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

30/07/2015
Băn khoăn chất lượng giống, vật tư đầu vào Băn khoăn chất lượng giống, vật tư đầu vào

Con giống, giá vật tư đầu vào vẫn luôn khiến người nuôi tôm bất an nhất. Làm sao để quản lý được vật tư nông nghiệp tốt hơn?

30/07/2015
Hiệp hội Chăn nuôi muốn kiện thịt gà Mỹ bán phá giá Hiệp hội Chăn nuôi muốn kiện thịt gà Mỹ bán phá giá

Cho rằng đùi gà nhập vào Việt Nam rẻ bằng một phần tư bán tại Mỹ, gây khó khăn cho doanh nghiệp và thị trường trong nước, Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam bộ đang xúc tiến thủ tục khởi kiện.

30/07/2015
Người đi đầu trong làm lúa sạch Người đi đầu trong làm lúa sạch

Ông Võ Tấn Kìa, ấp Bình Lục, xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu) là một trong những hộ đi đầu trong phong trào trồng lúa theo quy trình an toàn để cho ra gạo sạch. Ông Kìa bắt đầu tham gia làm lúa sạch từ tháng 9-2011, khi ấy theo hướng dẫn của Th.S Trần Thị Phương Chi, cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai, ông đã mạnh dạn rủ một số bà con trong ấp cùng làm thí điểm lúa sạch.

30/07/2015
Giá nhãn tăng Giá nhãn tăng

Do nhu cầu tiêu thụ lớn, lại đang trong thời điểm nghịch vụ nên giá nhãn tại huyện Châu Thành đang ở mức cao. Hiện giá thu mua tại các nhà vườn cao hơn 2.000 - 3.000 đồng/kg so với những tháng trước. Giá nhãn tăng mang lại nhiều niềm vui cho nhà vườn sau thời gian dài nhãn bị dịch bệnh hoành hành.

30/07/2015