Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hè nhau bán sầu riêng non

Hè nhau bán sầu riêng non
Ngày đăng: 22/06/2015

Tuy nhiên, không ít nhà vườn lo lắng vì tình trạng mua sầu riêng non từng xảy ra ở mùa vụ trước và ngay sau đó là cảnh “rớt” giá không phanh vì những container hàng xuất khẩu bị trả về do chất lượng kém.

* Cắt cả trái non lẫn già

Thông thường, nông dân phải tự thu hoạch, vận chuyển đến các điểm thu mua, thương lái phân loại rồi mới trả tiền. Nhưng thời điểm này, thương lái lại tranh nhau đi thu gom hàng và có cả đội ngũ lao động đến tận vườn cắt trái, chở hàng, lại không quá kén chọn, cắt cả những trái chưa đủ độ già. Cái lợi trước mắt của việc thu hoạch cả trái non, trái già cùng một lúc là nhà vườn giảm được công chăm sóc cũng như công hái trái. Theo một thương lái đang thu mua sầu riêng tại huyện Thống Nhất, hàng này chủ yếu được xuất sang Trung Quốc. Vì cần sản lượng nhiều trong thời gian ngắn, thị trường cung không đủ cầu, các thương lái tranh nhau mua nên giá sầu riêng cao hơn hẳn mọi năm.

Ông Nguyễn Văn Hùng, nông dân trồng sầu riêng tại TX.Long Khánh, cho biết: “Mọi năm, sầu riêng phải đạt độ già 8 - 9 tuổi (cách gọi về độ già của trái) thương lái mới thu mua nhưng năm nay họ thu gom cả những trái chỉ mới 5 - 6 tuổi. Trái cắt quá non như vậy phải nhúng thuốc mới chín được, chất lượng thường rất kém vì không đủ độ ngọt, độ béo”.

* Rủi ro nông dân gánh

Trước tình trạng thương lái thu gom cả sầu riêng non, ông Nguyễn Văn Tân, Chủ nhiệm Câu lạc bộ sầu riêng ấp Tân Hạnh (xã Xuân Bảo, huyện Cẩm Mỹ), tỏ ra lo lắng: “Hiện ở vùng này, sầu riêng mới vào vụ thu hoạch nên dù thu gom cả trái chưa đủ độ già thì nhiều vườn cũng chỉ cắt được vài tạ. Đa số các vườn còn lại phải cả tháng nữa mới vào vụ thu hoạch. Tình trạng thu gom trái bất chấp chất lượng đang diễn ra khiến nhiều nhà vườn rất lo lắng. Vì từng xảy ra tình trạng thương lái thu gom chụp giựt kiểu này để xuất hàng sang Trung Quốc, chỉ mấy tuần sau, nhiều nhà vườn lỗ nặng vì sầu riêng rớt giá”.

Việc cạnh tranh không lành mạnh trong thu mua nông sản của thương lái đang gây ảnh hưởng xấu đến thị trường. Đại diện Hợp tác xã sầu riêng Xuân Định (huyện Xuân Lộc), tỏ ra bức xúc: “Hợp tác xã đã ký được biên bản ghi nhớ với doanh nghiệp cung cấp sầu riêng với đơn hàng lớn, nhưng đang mất cơ hội vì không thể cạnh tranh lại thương lái với kiểu làm ăn chụp giựt như hiện nay. Chúng tôi cũng giải thích, vận động nông dân không nên bán trái non vì ảnh hưởng rất lớn đến uy tín chất lượng của trái sầu riêng Đồng Nai, ảnh hưởng đến đầu ra bền vững của nông sản”.

Ông Trương Thành Thông, đại diện Trạm dừng chân Lê Hoàng (TX.Long Khánh), lo lắng: “Long Khánh vốn nổi tiếng với nhiều loại đặc sản trái cây ngon. Nhiều năm nay, khách du lịch đi qua vùng này đều ghé lại thưởng thức và mua trái cây về làm quà. Nhưng tình trạng đội ngũ bán hàng rong lừa du khách bằng trái cây kém chất lượng đang gây ảnh hưởng rất xấu đến thương hiệu trái cây ngon của Đồng Nai. Mong các cơ quan chức năng quan tâm để không để xảy ra tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh”.

Ông Vũ Văn Minh, Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn) nhấn mạnh muốn cạnh tranh tốt khi bước vào hội nhập, chất lượng nông sản có ý nghĩa quyết định. Để giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm lại cần đến vai trò quản lý nhà nước vì có rất nhiều đối tượng liên quan, từ sản xuất an toàn của nông dân đến việc tham gia của thương lái, doanh nghiệp trong khâu thu hoạch, bảo quản, chế biến. Tuy nhiên, trước tiên nông dân cũng phải có ý thức xây dựng, bảo vệ thương hiệu nông sản địa phương vì gắn bó thiết thân với lợi ích của chính họ.


Có thể bạn quan tâm

Lấp Vò (Đồng Tháp) phát triển mạnh vườn dừa Lấp Vò (Đồng Tháp) phát triển mạnh vườn dừa

Thông qua sinh hoạt, Hội Nông dân huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã vận động hội viên nông dân chuyển đổi vườn tạp để trồng những loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xoài, cam, dừa, sơ ri là những loại cây mà địa phương này hướng đến. Trong đó, dừa được xem là loại cây trồng có giá trị và phát triển tốt.

11/05/2015
Phát triển kinh tế gia đình từ mô hình nuôi vịt trời Phát triển kinh tế gia đình từ mô hình nuôi vịt trời

Với bản tính cần cù, chịu khó, anh Nguyễn Văn Chiển, xã Nghĩa Thành (Nghĩa Hưng - Nam Định) là một nông dân dám nghĩ, dám làm đã tập trung vốn, xây dựng trang trại chăn nuôi vịt đẻ, vịt thịt trên diện tích hơn 5.000m2. Năm 2014, anh đã nuôi thành công đàn vịt trời trên 3.000 con, cho thu nhập khá.

11/05/2015
Khuyến khích nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học Khuyến khích nhân rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học

Hiện nay, mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, áp dụng đệm lót sinh thái được nông dân các địa phương tích cực thực hiện, nhân rộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo vệ sinh, môi trường.

11/05/2015
Tỷ phú lươn giống Tỷ phú lươn giống

Mỗi tháng xuất ra thị trường 200.000 con lươn giống, với giá từ 3.000 – 3.500 đồng/con, sau khi trừ chi phí, anh Nguyễn Thanh Hải (ngụ ấp Phú An II, xã Bình Hòa, Châu Thành, An Giang) thu lãi trên 200 triệu đồng/tháng nhờ áp dụng thành công mô hình nuôi lươn giống và lươn thương phẩm không bùn…

11/05/2015
Cá hồng Mỹ nuôi lồng liên tục bị chết Cá hồng Mỹ nuôi lồng liên tục bị chết

Khoảng 1 tháng trở lại đây, nhiều người dân nuôi cá lồng tại xã Hải Dương, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên Huế) lo lắng, khi nhiều lồng nuôi, cá liên tục bị chết.

11/05/2015