Hè nhau bán sầu riêng non

Tuy nhiên, không ít nhà vườn lo lắng vì tình trạng mua sầu riêng non từng xảy ra ở mùa vụ trước và ngay sau đó là cảnh “rớt” giá không phanh vì những container hàng xuất khẩu bị trả về do chất lượng kém.
* Cắt cả trái non lẫn già
Thông thường, nông dân phải tự thu hoạch, vận chuyển đến các điểm thu mua, thương lái phân loại rồi mới trả tiền. Nhưng thời điểm này, thương lái lại tranh nhau đi thu gom hàng và có cả đội ngũ lao động đến tận vườn cắt trái, chở hàng, lại không quá kén chọn, cắt cả những trái chưa đủ độ già. Cái lợi trước mắt của việc thu hoạch cả trái non, trái già cùng một lúc là nhà vườn giảm được công chăm sóc cũng như công hái trái. Theo một thương lái đang thu mua sầu riêng tại huyện Thống Nhất, hàng này chủ yếu được xuất sang Trung Quốc. Vì cần sản lượng nhiều trong thời gian ngắn, thị trường cung không đủ cầu, các thương lái tranh nhau mua nên giá sầu riêng cao hơn hẳn mọi năm.
Ông Nguyễn Văn Hùng, nông dân trồng sầu riêng tại TX.Long Khánh, cho biết: “Mọi năm, sầu riêng phải đạt độ già 8 - 9 tuổi (cách gọi về độ già của trái) thương lái mới thu mua nhưng năm nay họ thu gom cả những trái chỉ mới 5 - 6 tuổi. Trái cắt quá non như vậy phải nhúng thuốc mới chín được, chất lượng thường rất kém vì không đủ độ ngọt, độ béo”.
* Rủi ro nông dân gánh
Trước tình trạng thương lái thu gom cả sầu riêng non, ông Nguyễn Văn Tân, Chủ nhiệm Câu lạc bộ sầu riêng ấp Tân Hạnh (xã Xuân Bảo, huyện Cẩm Mỹ), tỏ ra lo lắng: “Hiện ở vùng này, sầu riêng mới vào vụ thu hoạch nên dù thu gom cả trái chưa đủ độ già thì nhiều vườn cũng chỉ cắt được vài tạ. Đa số các vườn còn lại phải cả tháng nữa mới vào vụ thu hoạch. Tình trạng thu gom trái bất chấp chất lượng đang diễn ra khiến nhiều nhà vườn rất lo lắng. Vì từng xảy ra tình trạng thương lái thu gom chụp giựt kiểu này để xuất hàng sang Trung Quốc, chỉ mấy tuần sau, nhiều nhà vườn lỗ nặng vì sầu riêng rớt giá”.
Việc cạnh tranh không lành mạnh trong thu mua nông sản của thương lái đang gây ảnh hưởng xấu đến thị trường. Đại diện Hợp tác xã sầu riêng Xuân Định (huyện Xuân Lộc), tỏ ra bức xúc: “Hợp tác xã đã ký được biên bản ghi nhớ với doanh nghiệp cung cấp sầu riêng với đơn hàng lớn, nhưng đang mất cơ hội vì không thể cạnh tranh lại thương lái với kiểu làm ăn chụp giựt như hiện nay. Chúng tôi cũng giải thích, vận động nông dân không nên bán trái non vì ảnh hưởng rất lớn đến uy tín chất lượng của trái sầu riêng Đồng Nai, ảnh hưởng đến đầu ra bền vững của nông sản”.
Ông Trương Thành Thông, đại diện Trạm dừng chân Lê Hoàng (TX.Long Khánh), lo lắng: “Long Khánh vốn nổi tiếng với nhiều loại đặc sản trái cây ngon. Nhiều năm nay, khách du lịch đi qua vùng này đều ghé lại thưởng thức và mua trái cây về làm quà. Nhưng tình trạng đội ngũ bán hàng rong lừa du khách bằng trái cây kém chất lượng đang gây ảnh hưởng rất xấu đến thương hiệu trái cây ngon của Đồng Nai. Mong các cơ quan chức năng quan tâm để không để xảy ra tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh”.
Ông Vũ Văn Minh, Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn) nhấn mạnh muốn cạnh tranh tốt khi bước vào hội nhập, chất lượng nông sản có ý nghĩa quyết định. Để giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm lại cần đến vai trò quản lý nhà nước vì có rất nhiều đối tượng liên quan, từ sản xuất an toàn của nông dân đến việc tham gia của thương lái, doanh nghiệp trong khâu thu hoạch, bảo quản, chế biến. Tuy nhiên, trước tiên nông dân cũng phải có ý thức xây dựng, bảo vệ thương hiệu nông sản địa phương vì gắn bó thiết thân với lợi ích của chính họ.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng một thập niên trước, bà con ngư dân làng Hương Giang, xã Hải Dương (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) sống lênh đênh trên mặt nước nên gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế gia đình. Sau khi được định cư lên bờ, bà con ở đây đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao; nhà cửa xây dựng khang trang, con cái học hành đến nơi đến chốn...

Theo đánh giá sơ bộ, ảnh hưởng của mưa bão làm thất thu khoảng 30-40 nghìn tấn thóc trong vụ mùa. Với phương châm tăng hiệu quả vụ đông bù thất thu vụ mùa, chính quyền các cấp và ngành nông nghiệp đang tập trung chỉ đạo sản xuất để bảo đảm an ninh lương thực, ổn định đời sống nhân dân.

Từ đầu năm 2013 đến nay, diện tích nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Tân (Cà Mau) phát triển nhanh, năng suất thu hoạch khá. Riêng bà con khu vực thị trấn Cái Đôi Vàm hiện đang trúng mùa tôm thẻ chân trắng.

Ngày 9.9, tại TP Quy Nhơn (Bình Định), Ban quản lý dự án cạnh tranh nông nghiệp (BQL DA CTNN) tỉnh Bình Định phối hợp với đơn vị tư vấn là Bộ môn chăn nuôi chuyên khoa (Trường Đại học Nông Lâm Huế) tổ chức hội thảo tổng kết chủ đề xây dựng mô hình và chuyển giao công nghệ chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi bò. Đây là một trong những hoạt động của DA CTNN do Ngân hàng Thế giới tài trợ.

Mùa cải tạo đầm - vuông tôm năm 2012, nhân dân trong huyện Đầm Dơi (Cà Mau) đã thực hiện theo sự hướng dẫn của Phòng NN&PTNT huyện Đầm Dơi. Tuy nhiên, toàn huyện vẫn còn gần 200 hộ vi phạm: cải tạo ao, đầm bằng cơ giới; trong đó các xã, thị trấn đã cảnh cáo, nhắc nhở 85 trường hợp, ra quyết định xử phạt hành chính trên 100 trường hợp.