Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hè nhau bán sầu riêng non

Hè nhau bán sầu riêng non
Ngày đăng: 22/06/2015

Tuy nhiên, không ít nhà vườn lo lắng vì tình trạng mua sầu riêng non từng xảy ra ở mùa vụ trước và ngay sau đó là cảnh “rớt” giá không phanh vì những container hàng xuất khẩu bị trả về do chất lượng kém.

* Cắt cả trái non lẫn già

Thông thường, nông dân phải tự thu hoạch, vận chuyển đến các điểm thu mua, thương lái phân loại rồi mới trả tiền. Nhưng thời điểm này, thương lái lại tranh nhau đi thu gom hàng và có cả đội ngũ lao động đến tận vườn cắt trái, chở hàng, lại không quá kén chọn, cắt cả những trái chưa đủ độ già. Cái lợi trước mắt của việc thu hoạch cả trái non, trái già cùng một lúc là nhà vườn giảm được công chăm sóc cũng như công hái trái. Theo một thương lái đang thu mua sầu riêng tại huyện Thống Nhất, hàng này chủ yếu được xuất sang Trung Quốc. Vì cần sản lượng nhiều trong thời gian ngắn, thị trường cung không đủ cầu, các thương lái tranh nhau mua nên giá sầu riêng cao hơn hẳn mọi năm.

Ông Nguyễn Văn Hùng, nông dân trồng sầu riêng tại TX.Long Khánh, cho biết: “Mọi năm, sầu riêng phải đạt độ già 8 - 9 tuổi (cách gọi về độ già của trái) thương lái mới thu mua nhưng năm nay họ thu gom cả những trái chỉ mới 5 - 6 tuổi. Trái cắt quá non như vậy phải nhúng thuốc mới chín được, chất lượng thường rất kém vì không đủ độ ngọt, độ béo”.

* Rủi ro nông dân gánh

Trước tình trạng thương lái thu gom cả sầu riêng non, ông Nguyễn Văn Tân, Chủ nhiệm Câu lạc bộ sầu riêng ấp Tân Hạnh (xã Xuân Bảo, huyện Cẩm Mỹ), tỏ ra lo lắng: “Hiện ở vùng này, sầu riêng mới vào vụ thu hoạch nên dù thu gom cả trái chưa đủ độ già thì nhiều vườn cũng chỉ cắt được vài tạ. Đa số các vườn còn lại phải cả tháng nữa mới vào vụ thu hoạch. Tình trạng thu gom trái bất chấp chất lượng đang diễn ra khiến nhiều nhà vườn rất lo lắng. Vì từng xảy ra tình trạng thương lái thu gom chụp giựt kiểu này để xuất hàng sang Trung Quốc, chỉ mấy tuần sau, nhiều nhà vườn lỗ nặng vì sầu riêng rớt giá”.

Việc cạnh tranh không lành mạnh trong thu mua nông sản của thương lái đang gây ảnh hưởng xấu đến thị trường. Đại diện Hợp tác xã sầu riêng Xuân Định (huyện Xuân Lộc), tỏ ra bức xúc: “Hợp tác xã đã ký được biên bản ghi nhớ với doanh nghiệp cung cấp sầu riêng với đơn hàng lớn, nhưng đang mất cơ hội vì không thể cạnh tranh lại thương lái với kiểu làm ăn chụp giựt như hiện nay. Chúng tôi cũng giải thích, vận động nông dân không nên bán trái non vì ảnh hưởng rất lớn đến uy tín chất lượng của trái sầu riêng Đồng Nai, ảnh hưởng đến đầu ra bền vững của nông sản”.

Ông Trương Thành Thông, đại diện Trạm dừng chân Lê Hoàng (TX.Long Khánh), lo lắng: “Long Khánh vốn nổi tiếng với nhiều loại đặc sản trái cây ngon. Nhiều năm nay, khách du lịch đi qua vùng này đều ghé lại thưởng thức và mua trái cây về làm quà. Nhưng tình trạng đội ngũ bán hàng rong lừa du khách bằng trái cây kém chất lượng đang gây ảnh hưởng rất xấu đến thương hiệu trái cây ngon của Đồng Nai. Mong các cơ quan chức năng quan tâm để không để xảy ra tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh”.

Ông Vũ Văn Minh, Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn) nhấn mạnh muốn cạnh tranh tốt khi bước vào hội nhập, chất lượng nông sản có ý nghĩa quyết định. Để giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm lại cần đến vai trò quản lý nhà nước vì có rất nhiều đối tượng liên quan, từ sản xuất an toàn của nông dân đến việc tham gia của thương lái, doanh nghiệp trong khâu thu hoạch, bảo quản, chế biến. Tuy nhiên, trước tiên nông dân cũng phải có ý thức xây dựng, bảo vệ thương hiệu nông sản địa phương vì gắn bó thiết thân với lợi ích của chính họ.


Có thể bạn quan tâm

Khẩn Trương Gieo Cấy Lúa Mùa Khẩn Trương Gieo Cấy Lúa Mùa

Vụ mùa 2013, huyện Lâm Bình kế hoạch gieo cấy 1.513 ha, trong đó có 986,4 ha lúa lai. Các xã có nhiều diện tích là Thượng Lâm 315 ha, Lăng Can 273 ha, Thổ Bình 214 ha…

27/07/2013
Mô Hình Trồng Cây Trên Đất Dốc Mô Hình Trồng Cây Trên Đất Dốc

Thuận Bắc là huyện miền núi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, do địa hình nhiều đồi núi nên loại đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp không nhiều. Nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng khai thác lợi thế, phát huy hiệu quả điều kiện tự nhiên ở các xã có nhiều đồi núi, Thuận Bắc xác định phải hướng dẫn nông dân biết cách ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong canh tác nông nghiệp.

31/07/2013
Chăn Nuôi Heo Theo Hướng Bền Vững, Đảm Bảo Môi Trường Chăn Nuôi Heo Theo Hướng Bền Vững, Đảm Bảo Môi Trường

Không ai ngờ rằng đằng sau ngôi nhà kho của anh Út Tấn, xã Định Thủy (Mỏ Cày Nam - Bến Tre) là một trang trại chăn nuôi heo nếu chưa được biết trước đó. Bởi vì đứng ngay trang trại với khoảng 500 con heo thịt, chúng tôi vẫn không cảm nhận mùi hôi từ chất thải của heo.

03/06/2013
Làm Giàu Trên Cát Trắng Làm Giàu Trên Cát Trắng

Nguyễn Văn Nổi, 50 tuổi là nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu ở thôn Hòa Thạnh. Anh dày công đầu tư cải tạo vùng đất cát trắng phau ven biển trở thành trù mật cho những mùa cây trái bội thu. Trồng củ cải kết hợp chăn nuôi bò lai sind cung cấp sức kéo là con đường vươn lên làm giàu của anh Nổi trên vùng đất cát ven biển thuộc xã An Hải, huyện Ninh Phước.

31/07/2013
Nơi Đầu Tiên Làm Lúa Sạch Nơi Đầu Tiên Làm Lúa Sạch

Một số nông dân ở xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) đang tự mình xây dựng thương hiệu gạo sạch. Là những nông dân nhiều năm gắn bó với nghề trồng lúa, họ mong mỏi sẽ xây dựng được thương hiệu gạo sạch cho sản phẩm của mình.

03/06/2013