Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hệ Lụy Từ Vỡ Quy Hoạch Trên Tôm Nuôi

Hệ Lụy Từ Vỡ Quy Hoạch Trên Tôm Nuôi
Ngày đăng: 16/07/2014

Mấy năm nay, nuôi tôm thẻ chân trắng tại ĐBSCL đang phát triển ồ ạt, vượt tầm kiểm soát của hầu hết các tỉnh, không chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý, mà nghiêm trọng hơn, nó đang làm “vỡ quy hoạch” hoàn toàn, để lại nhiều hệ lụy.

Thiếu và đắt

Huyện Cái Nước có hơn 30.600 ha nuôi tôm, chiếm khoảng 11% diện tích nuôi tôm của cả tỉnh Cà Mau (tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất nước). Trong đó, nuôi công nghiệp gần 1.500 ha, chiếm 20% cả tỉnh.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cái Nước, ông Nguyễn Thanh Giảng, chỉ tay lên bản đồ theo quốc lộ 1A, hướng từ TP Cà Mau về Năm Căn, đoạn đi qua huyện Cái Nước; ông giới thiệu: Trước đây chỉ nuôi tôm sú, quy hoạch vùng nuôi công nghiệp ở bên tay trái. Từ ngày phát triển tôm thẻ chân trắng (TTCT), người dân tự phát nuôi bên tay phải vì chất đất thích hợp hơn. Thế là vỡ quy hoạch.

Vì “vỡ quy hoạch” nên các vùng nuôi tôm công nghiệp đang rất thiếu điện. Xã Tân Hưng Đông có diện tích nuôi tôm công nghiệp hơn 260 ha, lớn nhất huyện Cái Nước. Ông Đặng Hòa Hợp (ấp Ông Khâm) đang nuôi 9 ao TTCT với khoảng 3 ha, than thở: “Điện quá yếu, một ngày cầu dao tự động cúp cả trăm lần”.

Các hộ nuôi tôm có chung đường dây đã phải thuê một gia đình ở gần cầu dao một tháng 3,5 triệu đồng, để bật công tắc điện mỗi khi cúp. Tuy nhiên, lắm khi phải chờ rất lâu mới bật trở lại được, mà TTCT thả dày sẽ ngạt thở nếu ngừng quạt. Nên ông Hợp phải mua máy nổ dự phòng, cứ một ao chuẩn bị sẵn hai máy và thuê một người trực.

Vì "vỡ quy hoạch" nên các vùng nuôi tôm công nghiệp đang rất thiếu điện - Ảnh: Phan Thanh

Cái thiếu thứ hai là giao thông đường bộ. Vùng nuôi tôm công nghiệp được quy hoạch hay tự phát ở Cái Nước, đường bộ chủ yếu do dân góp tiền làm chỉ ghép tấm đan rộng hơn 1 m, xe hai bánh chạy còn khó. Toàn bộ đầu vào và đầu ra của ao tôm phải vận chuyển bằng đường thủy, giá đắt và chậm hơn đường bộ.

Theo ông Hợp, bán tôm cho vỏ lãi chạy đường thủy, giá rẻ hơn 3.000 đồng/kg nếu có đường bộ. Mỗi hecta một năm thu hoạch hơn 20 tấn tôm. Nhiều loại vật tư khác có khối lượng lớn hơn nữa. Tổng cộng chi phí tăng thêm do giao thông trắc trở lên đến hàng trăm triệu đồng cho mỗi hecta nuôi tôm.

Nguy cơ ô nhiễm

Để khắc phục tình trạng thiếu điện, mấy tháng đầu năm 2014, lãnh đạo huyện Cái Nước đã tổ chức 6 cuộc họp bàn nhưng chưa tìm được giải pháp. Ông Nguyễn Văn Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Cà Mau cho biết: Năm ngoái ngành điện tạm ứng của tỉnh hơn 130 tỷ đồng để đầu tư vùng nuôi tôm công nghiệp, chưa trả; năm nay lại xin tạm ứng thêm, trong khi vốn của ngành điện hứa năm nay chỉ có 40 tỷ đồng.

Đó là những con số rất nhỏ so với nhu cầu. Thế nên ở vùng nuôi tôm công nghiệp huyện Cái Nước, có nơi cúp điện hai tuần liên tục trong một tháng. Cũng ở huyện Cái Nước, mấy tháng đầu năm đã nổ hơn 30 bình điện hạ thế do quá tải, mỗi bình giá 25 - 50 triệu đồng.

Khó khăn lớn tiếp theo là thủy lợi. Nhu cầu nuôi tôm công nghiệp đúng kỹ thuật để bảo vệ môi trường, cần hệ thống thủy lợi tách riêng giữa cấp nước và xả nước. Các vùng nuôi tôm công nghiệp ở tỉnh Cà Mau đang phải tận dụng hệ thống thủy lợi của trồng trọt trước đây, đưa vào phục vụ nuôi tôm, chỉ có một hệ thống kênh mương. Thế nhưng việc khơi thông dòng chảy cũng chưa đáp ứng.

Ở huyện Cái Nước, Trưởng phòng Giảng cho hay, có 7 con kênh trục lớn, 80 kênh cấp 2 và khoảng 130 kênh cấp 3. Kinh phí nạo vét mấy năm nay, một năm chỉ đủ để nạo vét 10 con kênh cả lớn lẫn nhỏ. Bên cạnh, 3.300 hộ nuôi tôm công nghiệp cần được tập huấn kỹ thuật nhưng kinh phí tập huấn một năm chỉ vỏn vẹn 50 triệu đồng, chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu.


Có thể bạn quan tâm

Làm Sao Bán Hàng Cho Nhật? Làm Sao Bán Hàng Cho Nhật?

Tại hội thảo “Nông sản Việt Nam với công nghệ Nhật Bản” do Báo Tuổi Trẻ và Báo Mainichi (Nhật Bản) phối hợp tổ chức mới đây tại TP.Hồ Chí Minh, các chuyên gia kinh tế cũng như nhà quản lý đều nhấn mạnh rằng Nhật Bản là một thị trường lớn nhưng khó tính, vì vậy trong sản xuất phải hết sức nghiêm ngặt.

24/11/2014
Vụ Đông Ở Hải Hậu Vụ Đông Ở Hải Hậu

Những ngày này về Hải Hậu, trên những cánh đồng sản xuất vụ đông ở các địa phương đâu đâu cũng bắt gặp không khí lao động khẩn trương của bà con nông dân. Tranh thủ buộc giàn cho cà chua, bác Trịnh Văn Giang, đội 6, xã Hải Tân tâm sự: “Từ nhiều năm qua, gia đình tôi xác định vụ đông là vụ sản xuất chính trong năm, bởi hiệu quả sản xuất cao gấp nhiều lần so với cấy lúa. Vụ đông năm 2013, 3 sào cà chua gia đình tôi thu lãi 12 triệu đồng.

24/11/2014
Đổi Thay Ở Yến Mao Đổi Thay Ở Yến Mao

Lâu mới có dịp trở lại Yến Mao, một vùng quê miền núi thuộc diện nghèo của huyện Thanh Thủy, thấy cảnh sắc có nhiều đổi thay, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng. Được hỏi về nguyên nhân những thay đổi này, đồng chí Phạm Ngọc Vân, Bí thư Đảng ủy xã đánh giá: Có được sự thay da đổi thịt như Yến Mao hôm nay, trước hết nhờ tác động từ chính sách đầu tư của Nhà nước, nhất là nguồn vốn của chương trình 135, rồi vốn đầu tư hạ tầng vùng chậm lũ; cộng với đó là sự đồng tâm hiệp lực, cố gắng của lãnh đạo, bà con nhân dân.

24/11/2014
Lên Núi Trồng Rừng, Nuôi Bò Mà Thành Triệu Phú Lên Núi Trồng Rừng, Nuôi Bò Mà Thành Triệu Phú

Mang quyết tâm đổi đời lên quê hương mới, vợ chồng trẻ dựng tạm căn lều nhỏ, ngày đêm chịu khó khai hoang đất đồi trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc. “Ngày đó vùng này hoang vu lắm, có đêm nằm ngủ trong lều, thú dữ cứ gầm rú bên ngoài sợ đến kinh hoàng. Bữa ăn thì chỉ toàn rau rừng, lâu lâu đi chặt bó củi về miền xuôi bán mới mua được miếng thịt cải thiện bữa ăn”– anh Tánh nhớ lại tháng ngày cơ cực.

24/11/2014
Ðất Trống, Đồi Trọc Đã Xanh Rừng Ðất Trống, Đồi Trọc Đã Xanh Rừng

Những năm qua, tỉnh Quảng Trị triển khai tốt công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Phong trào trồng rừng đã tạo ra sức sống mới cho nhiều vùng đất trống, đồi núi trọc, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

24/11/2014