HDBank Quảng Ngãi triển khai gói cho vay sản xuất nông nghiệp
Với mục đích hỗ trợ nông dân dễ dàng tiếp cận vốn, trang trải cho mục đích sản xuất nông nghiệp như đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh...
HDBank triển khai giói tín dụng sản xuất nông nghiệp cho khách hàng là cá nhân, hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh.
Nông dân sẽ được vay tối đa 100% nhu cầu vốn với mục đích bổ sung vốn trồng trọt, chăn nuôi;
Tối đa 85% nhu cầu vốn với mục đích mua máy nông ngư cơ; tối đa 70% nhu cầu vốn với mục đích nhận chuyển nhượng Quyền sử dụng đất để trồng trọt, đầu tư trang trại chăn nuôi.
Thời hạn cho vay tối đa 120 tháng đối với trường hợp mua đất trồng trọt, chăn nuôi đầu tư xây dựng trang trại; tối đa 36 tháng đối với bổ sung vốn trồng trọt, chăn nuôi.
Người vay có thể trả nợ chu kỳ 3-6 tháng hoặc theo vụ mùa thỏa thuận.
Đại diện HDBank Quảng Ngãi trao đổi với bà con nông dân
Khoản vay 100 triệu đồng trở xuống lãi suất là 0,83%/tháng và 0,72%/tháng áp dụng cho khoản vay từ 300 triệu đồng trở lên.
Đặc biệt thủ tục và hồ sơ đơn giản, giải ngân nhanh chóng giúp đáp ứng nguồn vốn sản xuất kinh doanh kịp thời.
Vay gói tín dụng này, khách hàng vay vốn vẫn được hưởng các chính sách ưu đãi cho khu vực nông nghiệp, nông thôn khác từ Chính phủ.
Tại Hội thảo, đại diện HDBank Quảng Ngãi giải đáp nhiều câu hỏi thắc mắc của bà con nông dân về điều kiện cũng như quy trình, thủ tục để tiếp cận với nguồn vốn này.
Với hơn 70% số dân sống ở khu vực nông thôn, Đảng, Chính phủ xác định nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực cần ưu tiên hàng đầu.
Việc các ngân hàng thương mại chung tay cùng hệ thống ngân hàng triển khai các gói tín dụng cho nông nghiệp sẽ góp phần đẩy nhanh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ chương trình xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, bà con nông dân các vùng quê đang khẩn trương thu hoạch ngô. Dọc đường vào xã Xuân Phú (Ea Kar) đâu đâu cũng thấy ngô, ngô được chở từ rẫy về nhà, được phơi đầy trên sân... Ông Y Bai Mlô, thôn Thanh Phong cho biết, năm nay năng suất ngô cao hơn năm trước khoảng 1 tấn/ha, đạt 8-9 tấn/ha, nhưng giá bán lại thấp.

Nông dân Nguyễn Đức Thanh, xã viên Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Phú Lương 3 (Phú Vang - Thừa Thiên Huế) phấn khởi: “Giống lúa Thiên ưu 8 thật sự “bén duyên” trên vùng đất khó tại địa phương. Đồng ruộng được chọn để gieo cấy thường bị chua phèn, thấp trũng nhưng giống lúa trên vẫn phát triển tốt, không bị đổ ngã. Mật độ ché bông, hạt vào chắc cao hơn so với nhiều giống lúa thông thường nên đạt năng suất cao”. Thích nghi cao

Trước đây, 6 công đất vườn của gia đình ông A chủ yếu trồng nhãn tiêu huế nhưng giá cả không ổn định, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình. Qua nhiều lần được Hội Nông dân xã, Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư huyện tổ chức tham quan học tập mô hình kinh tế có hiệu quả ở tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp, ông A nhận thấy giống ổi lê Đài Loan dễ trồng, cho năng suất cao nên quyết định đốn bỏ 2 công nhãn già cỗi, đầu tư trồng 300 gốc ổi lê Đài Loan.

Anh Châu Thành Nguyên ở ấp 5, xã Tân Hưng (Đồng Phú) trồng 7 sào nhãn tiêu Huế trên 10 năm tuổi, bình quân cho thu hoạch từ 50 đến 60 kg/cây. So các năm trước, năm nay vườn nhãn của anh Nguyên năng suất tăng gần gấp đôi, đạt khoảng 12 tấn. Giá nhãn bán tại vườn hiện 9.000 đồng/kg, trừ chí phí gia đình anh thu về từ 30 đến 35 triệu đồng.

Thái Lan hiện đang thiếu tôm cỡ lớn để cung cấp cho khách hàng khiến giá tăng. Do các nhà máy chế biến tăng thu mua tôm cỡ nhỏ khiến người nuôi tôm thu hoạch lượng lớn tôm cỡ nhỏ và không giữ lại để sản xuất tôm cỡ lớn với giá bán cao hơn.