Hậu Giang Triển Khai Dự Án Tiêm Vắc-Xin Phòng Bệnh Thận Mủ Trên Cá Tra

Trạm thủy sản thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) vừa tiến hành thả 200.000 con giống thuộc dự án “Ứng dụng Vaccine Alpha Ject Panga 1 để phòng bệnh gan thận mủ cho cá tra nuôi thâm canh trong ao đất”.
Theo đó, trên 2 ao nuôi (diện tích 2.000 m2/ao) của 2 hộ dân ở xã Đại Thành, Trạm thủy sản Ngã Bảy đã tiến hành thả con giống cá tra sau khi tiêm vắc-xin phòng bệnh gan thận mủ, với mật độ thả 50 con/m2.
Tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 3,5 tỉ đồng. Trong đó, vốn sự nghiệp khoa học công nghệ hỗ trợ cho dân trên 157 triệu đồng, bao gồm 100% chi phí tiêm vắc-xin, 20% con giống và 1 cuộc tập huấn; còn lại là vốn đối ứng của dân hơn 3,36 tỉ đồng.
Theo Trạm thủy sản Ngã Bảy, dự án do đơn vị chủ trì và được triển khai trong 8 tháng. Mục đích của dự án là giúp cho cá tra có khả năng đáp ứng miễn dịch chống lại vi khuẩn gây bệnh gan thận mủ tốt trong suốt quá trình nuôi.
Đây là một trong những giải pháp giúp tăng năng suất, sản lượng, giảm sử dụng kháng sinh và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho cá tra xuất khẩu, đồng thời góp phần cho ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 50 tấn hóa chất sát trùng Chlorine từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 2 tỉnh: Thái Bình và Quảng Trị phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng là hướng đi phù hợp trong phát triển nền nông nghiệp ở nhiều địa phương. Tại xã Quảng Thái (Thừa Thiên Huế), hướng đi này đã có những tín hiệu vui, bởi nhiều cây trồng khi đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là mô hình trồng khoai mỡ.

Hơn 100 hộ dân của 2 xã Đông và Lơ Ku (huyện Kbang, Gia Lai) khốn đốn khi trồng giống ngô NK67 không có hạt, hoặc có hạt nhưng nảy mầm, ra rễ…

Theo thống kê, tổng diện tích vườn cây ăn trái huyện Châu Thành gần 6.500ha. Trong đó, có trên 3.500ha nhãn bị bệnh chổi rồng (với 12.084 hộ bị thiệt hại). Đến nay, các địa phương đã cấp phát tiền hỗ trợ người dân có nhãn bị bệnh chổi rồng đợt 2, với tổng số tiền hỗ trợ gần 16,8 tỷ đồng.

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) sản xuất lúa gạo của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, giá vật tư đầu vào cao làm tăng giá thành sản phẩm, thu nhập của người sản xuất giảm.