Hậu Giang thả nuôi thủy sản trên ruộng lúa được hơn 1.303ha

Theo nhận định của ngành chức năng, năm nay do thời tiết nắng nóng kéo dài, mực nước trên ruộng ít nên tiến độ thả nuôi của nông dân có phần chậm hơn so với cùng kỳ. Để đảm bảo mùa nuôi thủy sản trên ruộng đạt hiệu quả,
Chi cục Thủy sản tỉnh đề nghị bà con cần thiết kế bờ bao ruộng nuôi chắc chắn để giữ được mực nước trong ruộng từ 0,6m trở lên; đồng thời căng lưới xung quanh nhằm giữ cá, tôm và hạn chế dịch hại bên ngoài xâm nhập vào. Trong quá trình nuôi cần bổ sung thêm thức ăn bên ngoài để cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho cá, tôm…
Có thể bạn quan tâm

Là địa phương nằm ven sông Hậu, có nguồn nước ngọt quanh năm nên rất thuận lợi cho việc nuôi con ba ba. Từ điều kiện đó, xã Tân Hòa, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đưa ra mô hình nuôi ba ba để các hộ nghèo ở địa phương có điều kiện làm kinh tế.

Khoai mỡ nặng từ 15 đến 60 kg, buồng chuối xiêm 40 nải, đu đủ dài quá khổ... là những sản vật vườn nhà của nông dân Nguyễn Hoàng Oanh ở tỉnh Sóc Trăng.

Trong khi sâu đục trái bưởi hiện chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu, thì nhiều nhà vườn ở ĐBSCL đã dùng túi ny-lông bao trái, kết hợp biện pháp phòng trị tổng hợp bước đầu mang lại hiệu quả.

Ở bản Xốp Thập, xã Hữu Lập (Kỳ Sơn, Nghệ An) nhiều người đều thầm cảm ơn ông Kha Văn Phon, Trưởng bản vì với tư cách Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, ông đã giúp bà con tiếp cận với đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng dễ dàng hơn, từ đó có điều kiện cải thiện cuộc sống. Không những thế, ông còn là một gương điển hình làm kinh tế giỏi, xứng đáng để bà con trong bản học tập.

TS Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Ipsard cho biết, qua kết quả điều tra từ hơn 3.000 hộ nông dân cho thấy, nông nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu và người nông dân là những người phát huy nội lực cao nhất, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước.