Hậu Giang Sẽ Công Bố Dịch Bệnh Trên Cam Sành

Trước sự lo lắng của người dân về tình hình dịch bệnh ngày càng diễn ra gay gắt trên cây cam sành, nhất là bệnh “vàng đầu” chưa rõ nguyên nhân và biện pháp phòng trị, trao đổi với phóng viên Báo Hậu Giang về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết:
- Vừa qua, Sở NN&PTNT phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh có mời Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Huế, Viện Cây ăn quả miền Nam,… đến nghiên cứu dịch bệnh trên cây cam sành và đã khẳng định bệnh do vi-rút tấn công. Tuy đã xác định được là do vi-rút nhưng biện pháp phòng trị rất khó, mặc dù nhà vườn đã dùng nhiều loại thuốc hóa học nhưng kết quả không cao.
Theo thống kê chưa đầy đủ của ngành chuyên môn, hiện toàn tỉnh có khoảng 1.500ha diện tích cam sành bị nhiễm bệnh, chủ yếu ở huyện Châu Thành và TX.Ngã Bảy, chiếm gần 20% diện tích cam sành trên địa bàn tỉnh. Hiện tỉnh đang tính đến kế hoạch công bố dịch bệnh trên loại cây trồng này, trên cơ sở đó sẽ có những chính sách hỗ trợ để nông dân có điều kiện phục hồi lại diện tích vườn cam sành bị thiệt hại.
Thưa ông, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến tình hình dịch bệnh phát triển mạnh trên cam sành hiện nay ?
- Do việc phát triển mạnh diện tích cam sành, nhu cầu sử dụng cây giống lớn, nhưng các hệ thống cung cấp cây giống sạch bệnh trên địa bàn tỉnh không đủ cung ứng cho bà con, chỉ đáp ứng khoảng 30-40%. Từ đó, nông dân chủ yếu sử dụng nguồn giống trôi nổi bên ngoài là chính nên tiềm ẩn nhiều mầm bệnh, trong khi ngành chức năng gặp khó trong công tác kiểm soát.
Ngoài ra, trong số 1.500ha diện tích cam sành bị bệnh được chia làm nhiều loại, có loại không phải do vi-rút tấn công mà do việc nông dân phát triển nóng (trồng ồ ạt), lên mô liếp không đảm bảo kỹ thuật về chống ngập úng nên đã xảy ra hiện tượng cam vàng lá từ trên đọt vàng xuống (vàng đầu) và bệnh này đang bùng phát mạnh trên địa bàn TX.Ngã Bảy.
Để hạn chế việc tái diễn tình hình dịch bệnh, trong quá trình phục tráng diện tích cam sành vào thời gian tới, ngành nông nghiệp có những khuyến cáo gì đối với nông dân, thưa ông?
- Sau khi có kế hoạch và công bố dịch bệnh, hỗ trợ cho nông dân xong, trong quá trình phục tráng lại diện tích vườn cam sành, chúng tôi khuyến cáo nông dân phải quan tâm và đặt vấn đề sử dụng nguồn giống chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng lên hàng đầu.
Đối với những diện tích bị nhiễm bệnh nhẹ, bà con có thể sử dụng nấm Trichoderma để xử lý, đồng thời kết hợp nâng mô, khai thông cống rãnh thoát nước, chống ngập úng; riêng những diện tích bị nhiễm nặng thì khuyến cáo nhà vườn nên đốn bỏ để tái tạo lại.
Bên cạch đó, hiện nay ngoài việc liên doanh, liên kết với các viện, trường, câu lạc bộ, hợp tác xã sản xuất cây giống để nâng tỷ lệ cung ứng nguồn giống sạch bệnh cho bà con thì ngành nông nghiệp còn tiếp tục ban hành quy trình sản xuất cam sành có quy định nghiêm ngặt hơn, tiến bộ hơn từ các viện, trường khuyến cáo để người dân phục hồi lại vùng nguyên liệu cam sành đạt hiệu quả.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc mua bán giống cam sành hiện nay của các thương lái ngoài tỉnh, nhưng hơn ai hết vẫn là ý thức người dân phải hiểu và xác định được tác hại khi mua giống trôi nổi không rõ nguồn gốc…
Xin cảm ơn ông!
Có thể bạn quan tâm

Đan xen màu xanh bạt ngàn của cà phê, rau thương phẩm là đủ màu sắc của những vườn Cẩm tú cầu, đó là bức tranh trù phú của xã Nam Hà, huyện Lâm Hà. Nơi mà cây hoa Cẩm tú cầu đã bén rễ và khoe sắc thắm, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.

NAFIQAD cho biết, đã yêu cầu các Chi cục, cơ quan quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản các tỉnh, thành phố khẩn trương rà soát danh sách các cơ sở thu mua, sơ chế nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên địa bàn để tổ chức kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP theo đúng quy định; tập trung vào các cơ sở cung cấp cho DN chế biến XK. Các đơn vị nhanh chóng hướng dẫn cơ sở khắc phục các sai lỗi (nếu có).

Nằm ở khu vực đầu nguồn sông Tiền, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Preyveng - Campuchia, từ nhiều năm qua, chợ Hồng Ngự giao thương mua bán, trao đổi hàng hóa qua lại nhộn nhịp, đặc biệt hàng hóa nông sản, thủy sản, hàng tiêu dùng...

Cùng đồng lòng xây dựng HTX Lộc Phát ở xã Phú Hội, Đức Trọng, hơn chục hộ nông dân đã tạo nên một chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ 2 sản phẩm chủ lực là nấm bào ngư và xà lách xoong. Vượt qua những khó khăn ban đầu, Lộc Phát đang trên đường cải thiện thu nhập cho từng hộ gia đình thành viên.

Ngày 7/7, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Tuy An (Phú Yên) tiến hành thả nuôi cá thát lát cườm thương phẩm trong ao đất tại hộ ông Huỳnh Thanh Hoài ở thôn Phú Long, xã An Mỹ. Đây là mô hình được chọn làm điểm trình diễn, nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm cho nông dân có nhu cầu nuôi loại cá này.