Hậu Giang Đạt Trên 10.700 Ha Thủy Sản

Đến nay, tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là 10.756 ha, đạt 99,7% kế hoạch. Trong đó, diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh là 472,4 ha, gồm: cá tra, cá rô đồng, cá thát lát, cá lóc vèo, cá bống tượng, cá trê lai, cá tra giống và các loài cá khác.
Diện tích nuôi quảng canh cải tiến cũng chiếm 10.284 ha, gồm: cá nuôi trong ao, mương vườn và nuôi trên ruộng.
Bên cạnh đó, còn có một số loài thủy sản đặc sản khác có giá trị kinh tế cao như: cá sấu, ba ba, nuôi lươn trong bể bạt, ếch... cũng được người dân thả nuôi. Do đó, đưa tổng sản lượng thủy sản thu hoạch từ đầu năm đến nay lên trên 54.096 tấn, đạt 62,8% kế hoạch.
Hiện công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được tỉnh Hậu Giang quan tâm, bằng cách tiến hành kiểm tra hoạt động ghe cào trên các tuyến sông để kịp thời phát hiện hành vi dùng xuyệt điện đánh bắt làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản…
Có thể bạn quan tâm

“Đối với thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa hiện nay, tôi cho rằng, đây là “thời” của những sản phẩm an toàn, sản phẩm sạch. Sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý là tiêu chí lựa chọn của thị trường và người tiêu dùng. Bà con nông dân cần nhận thức rõ vấn đề này”- ông Lê Thành Lập, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tỉnh An Giang, nói.

Tây Nguyên được xác định là vùng cà phê trọng điểm về diện tích trồng cũng như năng suất, sản lượng cà phê của cả nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây sản lượng cà phê của vùng liên tục giảm mạnh theo từng niên vụ, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới người trồng cà phê nói riêng và ngành cà phê nói chung.

Ngày 21/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ (PC46) Công an tỉnh Phú Yên đã lập biên bản tạm giữ phương tiện vận chuyển và 700 bao phân (tương đương 35 tấn) không đúng xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ hợp pháp và không có chứng nhận chất lượng. Đồng thời, phối hợp với Sở NN-PTNT lấy mẫu phân để mở rộng điều tra, làm rõ hành vi sai phạm của các đối tượng.

Sau gần 1 năm trồng 3.000m2 dâu tây Nhật tại khu vực Thánh Mẫu, hộ gia đình ông Vương Đình Phi (xã viên HTX Trung Tín, Đà Lạt) đã và đang “thu hoạch rộ” mỗi ngày trên dưới 20kg, chủ yếu bán tại vườn cho khách du lịch với mức giá ổn định 250.000 đồng/kg, cao hơn gấp nhiều lần so với giá của các loại giống dâu tây khác đang trồng ở địa phương.

Về thôn Tam Hiệp, xã Cam Thủy (Cam Lộ - Quảng Trị), nhắc đến gia đình vợ chồng anh Nguyễn Văn Triển thì hầu như người dân nào cũng trầm trồ khen ngợi.