Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hạt Giống CP Việt Nam Tri Ân Nông Dân

Hạt Giống CP Việt Nam Tri Ân Nông Dân
Ngày đăng: 04/10/2014

Tri ân với người dân và các cấp chính quyền, hằng năm Cty TNHH Hạt giống CP Việt Nam đã có những đóng góp tiền của, công sức để xây dựng cơ sở vật chất cho địa phương.

Xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận là vùng bán sơn địa nắng nóng quanh năm, đời sống nhân dân cực kỳ khó khăn. Từ khi Cty TNHH Hạt giống CP Việt Nam liên kết SX hạt giống ngô lai F1 đã giúp bà con nơi đây ngày càng khấm khá...

Những ngày này, các xã viên HTXNN Phước An, xã Phước Vinh đang khẩn trương làm vệ sinh đồng ruộng, chuẩn bị vật tư, giống để cuối tháng 10 bắt đầu xuống giống SX hạt ngô lai F1 theo hợp đồng đã ký kết với các doanh nghiệp giống.

Ông Lê Quốc Hoa, Chủ nhiệm HTXNN Phước An cho biết: "Do sống trong thời tiết luôn nắng nóng, đặc biệt mùa mưa kết thúc sớm nên chúng tôi rất có kinh nghiệm SX, chủ động lấy nước từ hồ Sông Biêu để SX hạt ngô lai F1. Toàn HTX có 700 ha đất nông nghiệp. Mặc dù chủ động nước tưới nhưng diện tích lúa của HTX rất ít, chủ yếu trồng táo, nhất là diện tích trồng ngô rất lớn, chiếm 350 ha".

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài Cty Hạt giống CP còn có các đơn vị khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cũng tham gia SX hạt ngô lai F1 tại Phước Vinh.

Sở dĩ người dân mở rộng diện tích liên kết SX ngô giống với các doanh nghiệp bởi có nhiều cái lợi như giá cả ổn định, đầu ra đã có doanh nghiệp thu mua, nếu không may do thời tiết mất mùa thì được doanh nghiệp hỗ trợ.

Theo tính toán của ông Hoa, năng suất mỗi ha ngô giống bình quân đạt 8 - 9 tấn (cả hạt và lõi), bán với giá 9.000 đồng/kg, trừ chi phí người nông dân còn lãi 30 - 40 triệu đồng. Thu hoạch ngô giống xong họ lại tiếp tục trồng ngô thương phẩm và cây màu.

Ông Wara Rojsirisup, Tổng GĐ Cty TNHH Hạt giống CP Việt Nam cho biết: "Xã Phước Vinh hội tụ đủ điều kiện để SX hạt ngô giống F1, chính vì vậy gần 20 năm qua chúng tôi đã liên kết với người dân nơi đây để SX.

Trong suốt quá trình tham gia SX hạt ngô giống, nông dân xã Phước Vinh đã tuân thủ rất tốt công việc chăm sóc theo đúng kỹ thuật giúp cho Cty, nhờ đó đã SX ra những sản phẩm đạt chuẩn để đáp ứng nhu cầu của bà con cả nước.

Và điều quan trọng nhất là địa phương vào vụ SX sớm hơn các nơi khác. Đây chính là những đợt thu hạt giống đầu tiên trong năm để tham gia xuất khẩu sang Thái Lan, Campuchia, Lào…".

Ông Nguyễn Mông, Bí thư Đảng uỷ xã Phước Vinh: "Liên kết SX hạt ngô lai F1 giúp người dân địa phương có thu nhập ổn định, doanh nghiệp còn tham gia hỗ trợ địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng. Năm nay Cty TNHH Hạt giống CP Việt Nam đầu tư hàng trăm triệu đồng để cải tạo nâng cấp trường mẫu giáo Phước An là rất đáng quý bởi nguồn kinh phí của địa phương chúng tôi còn nhiều khó khăn".

Tri ân với người dân và các cấp chính quyền địa phương đã hợp tác giúp đỡ trong quá trình SX, hằng năm Cty TNHH Hạt giống CP Việt Nam đã có những đóng góp tiền của, công sức để xây dựng cơ sở vật chất cho địa phương.

Đặc biệt năm nay Cty đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để nâng cấp, sửa chữa và mua sắm trang thiết bị vui chơi, học tập cho trường mẫu giáo Phước An để các cháu có điều kiện học tập tốt hơn.

Cô giáo Đổng Saranai chia sẻ: "Năm học mới năm nay, các cháu trường mẫu giáo Phước An của chúng tôi không còn cảnh thiếu đồ dùng học tập, vui chơi, không còn phải học trong lớp học mùa hè thì nắng nóng, mùa mưa thì dột, ẩm thấp".

Còn cô giáo Nguyễn Thị Kim Ánh, Hiệu trưởng Trường mẫu giáo Phước An tâm sự: "Những năm qua, dù đã rất cố gắng nhưng do địa phương khó khăn nên kinh phí đầu tư cho trường lớp còn thiếu thốn nhiều.

Trường có 90 cháu chia làm 4 lớp học, do thiếu thiết bị học tập, vui chơi nên chúng tôi phải tổ chức luân phiên, lớp lớn học thì lớp nhỏ phải nghỉ và ngược lại. Nay được Cty đầu tư nâng cấp trường lớp và trang bị đồ dùng học tập, vui chơi cho các cháu chúng tôi rất phấn khởi".

Ông Wara Rojsirisup chia sẻ: "Chúng tôi rất vui mừng vì được tham gia đóng góp một phần nhỏ của mình vào những việc rất có ý nghĩa này. Thông qua lớp học được trang bị đầy đủ dụng cụ giúp cho các cháu có điều kiện học tập tốt hơn. Hy vọng những năm tới Cty tiếp tục phát triển để từ đó có những đóng góp xây dựng trường lớp hay những công trình khác tại địa phương".


Có thể bạn quan tâm

Trà Vinh Sử Dụng Thùng Nhựa Ủ Rác Hữu Cơ Chuyển Hóa Thành Phân Compost Trà Vinh Sử Dụng Thùng Nhựa Ủ Rác Hữu Cơ Chuyển Hóa Thành Phân Compost

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh phối hợp với xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) triển khai thí điểm mô hình sử dụng thùng nhựa ủ rác hữu cơ trong sinh hoạt hàng ngày chuyển hóa thành phân compost để bón cho cây trồng và bảo vệ môi trường.

26/11/2013
Tái Quy Hoạch Cây Cao Su Tái Quy Hoạch Cây Cao Su

Nước mắt của những người trồng cao su chưa kịp khô sau các cơn bão số 10, số 11 thì bão Haiyan lại tiếp tục khiến họ thót tim. Nỗi lo, nước mắt, chuyện tái nghèo… sẽ còn kéo dài nếu người dân cứ mãi đánh cược với “vàng trắng” trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay.

26/11/2013
Trước Tình Trạng Đàn Sóc Hoành Hành Vườn Ca Cao Trước Tình Trạng Đàn Sóc Hoành Hành Vườn Ca Cao

Huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) có hơn 1.450 ha ca cao trồng xen trong vườn dừa, tập trung nhiều nhất tại các xã Xuân Đông, Hòa Định, Bình Ninh và An Thạnh Thủy. Hiện nay, hầu hết các xã có vườn ca cao đều xuất hiện đàn sóc hoang dã gây hại.

26/11/2013
Xoài Đầu Mùa Được Giá Xoài Đầu Mùa Được Giá

Hiện nay, nông dân canh tác vườn các xã trên địa bàn huyện Tịnh Biên (An Giang) đang thu hoạch xoài sớm, với mức giá bình quân 8.000 đồng/kg. Ông Đinh Văn Được, nông dân xã An Cư, cho biết: “Giá xoài năm nay không cao hơn cùng kỳ, nhưng người trồng cũng có lời từ 2 triệu - 3 triệu đồng/công. Xoài đầu mùa thường có giá cao, khi vào vụ thu hoạch rộ thì giá giảm nhưng vẫn mang lại lợi nhuận”.

26/11/2013
Trồng Dưa Chuẩn Bị Tết Dương Lịch Trồng Dưa Chuẩn Bị Tết Dương Lịch

Không như những năm trước đây người dân chỉ trồng dưa để phục vụ cho Tết Nguyên đán, hiện nay rất nhiều nông dân trên địa bàn huyện Định Quán (Đồng Nai) đã tiến hành xuống giống dưa để chuẩn bị phục vụ cho dịp Tết Dương lịch 2014.

26/11/2013