Hạt É Trúng Đậm

Năm trước giá hạt é chỉ ở mức 30.000 – 40.000đ/kg (tùy thời điểm), nhưng hiện tại lúc thấp nhất cũng bán được 70.000 – 90.000đ/kg, còn những lúc hút hàng lên đến 150.000 - 180.000đ/kg.
Vào thời điểm này, đa số các ruộng trồng é đã được nông dân thu hoạch.
Mở những tấm bạt dài thườn thượt đem những bó hạt é ra phơi kịp ngày tuốt, ông Nguyễn Văn Sừng ở ấp Thạnh Phú, xã Khánh An, huyện An Phú (An Giang), cho biết: "Trước đây, khu vực này chỉ có vài hộ trồng é, nhưng hiện tại số hộ dân trồng loại cây này chiếm hơn 10% diện tích đất.
Bởi đây là loại cây ngắn ngày, dễ trồng, nhẹ chi phí và không tốn nhiều công chăm sóc. Mấy năm trước đây, đất của gia đình tôi chủ yếu trồng lúa, bắp, đậu xanh…, nhưng lợi nhuận cũng không mấy hấp dẫn. Vì thế năm nay tôi trồng thử 5 công, thấy hiệu quả nên vụ tới sẽ mở rộng thêm diện tích".
Trồng hạt é đến ngày thu hoạch chỉ cần chặt gốc rồi phơi vài nắng sau đó đem tuốt. Công đoạn này diễn ra khoảng 10 ngày là cho ra sản phẩm. Năm trước giá hạt é chỉ ở mức 30.000 – 40.000đ/kg (tùy thời điểm), nhưng hiện tại lúc thấp nhất cũng bán được 70.000 – 90.000đ/kg, còn những lúc hút hàng lên đến 150.000 - 180.000đ/kg.
Ông Phạm Thành Tâm, Phó phòng NN-PTNT huyện An Phú, cho biết: Từ khi giá lúa và bắp không mang lại lợi nhuận cao, nhiều người dân tự chuyển đổi cây trồng để tăng thu nhập. Đặc biệt họ chọn cây é, vì loại này thích hợp vùng đất cồn, chịu hạn tốt chi phí đầu tư thấp, không cần dùng thuốc mà chỉ bón phân giúp cây tươi tốt, trồng 1 lần thu 3 vụ/năm.
Nhờ hiệu quả mà năm 2013, toàn huyện có 20 ha nay tăng lên 100 ha. Thời gian tới, nhất là vụ hè thu huyện đang khuyến cáo các vùng đất trồng lúa kém hiệu quả nên mạnh dạn chuyển sang trồng hạt é.
Có thể bạn quan tâm

Sau 5 năm nuôi thử nghiệm, đến nay, mô hình nuôi cá tầm tại trại cá Cấm Sơn, xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn được tiếp tục nhân rộng với khoảng 8 vạn con bao gồm cá bố mẹ, cá giống và cá thương phẩm.

Cam, quýt xã Quang Thuận, thuộc huyện Bạch Thông (Bắc Kạn), được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý và là cây giảm nghèo, làm giàu cho nhân dân. Tuy nhiên, nhiều diện tích bị già cỗi, sâu bệnh gây chết cây đang làm cho người dân lo lắng.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh, trong 9 tháng đầu năm 2015, toàn tỉnh xuống giống được 36.298 ha mì. Trong đó vụ Đông Xuân 2014 - 2015 trồng mới 23.326 ha, Vụ Hè Thu 2015 trồng mới được 11.203 ha, (đạt 62,% kế hoạch) bằng 134,5% so cùng kỳ năm 2014.

Đó là hành vi đổ hóa chất xuống đất để dụ giun nổi lên xem có tốt không rồi... sẽ tiến hành thu mua của thương lái Trung Quốc vừa được phát hiện tại Quảng Trị.

Nhà sáng chế máy cày đa năng xứ Quảng - anh nông dân Lê Tất Dũng dù học hành chưa hết phổ thông nhưng đã có những việc làm có lợi nhiều cho nông dân, như làm cầu phao bắc qua sông Vu Gia, sáng chế máy cày tay đa năng, máy bóc vỏ đậu…