Hạt Điều, Cà Phê Nhiều Triển Vọng Trên Sân Nhà

Ngày 1/12, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), cho biết Việt Nam hiện đang đứng thứ hai thế giới về sản lượng và giá trị xuất khẩu cà phê.
Song đáng buồn là cà phê của nước ta chủ yếu vẫn xuất khẩu thô, 93% sản phẩm xuất khẩu là cà phê nhân xô đã rang hoặc chưa rang. Cà phê hòa tan và các loại đã chế biến chỉ chiếm 7%. Trong khi đó, tình hình tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam còn rất thấp, chỉ chiếm 10% tổng sản lượng hằng năm.
Cùng ngày, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cũng đã tổ chức Diễn đàn giá trị điều Việt Nam lần thứ nhất.
TS Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, cho rằng hạt điều Việt đã xuất nhiều vào siêu thị Mỹ, Nhật, vậy tại sao lại không ồ ạt vào siêu thị Việt. Muốn vậy, doanh nghiệp nước ta cần tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông về giá trị của hạt điều; đưa hàng vào trưng bày và bán ở tất cả siêu thị, cửa hàng, các chợ; thường xuyên tổ chức các lễ hội về cây điều…
Nguồn bài viết: http://cafef.vn/nong-thuy-san/hat-dieu-ca-phe-nhieu-trien-vong-tren-san-nha-201412020733017103ca52.chn
Có thể bạn quan tâm

Đồng Nai nổi tiếng với các loại đặc sản trái cây hè, như: măng cụt, sầu riêng, chôm chôm nhãn, bơ sáp... Nhờ được thị trường ưa chuộng, trái cây Đồng Nai, đặc biệt là ở các vùng Long Khánh, Xuân Lộc, Thống Nhất... luôn được thương lái săn đón thu mua với giá cao, mang lại lợi nhuận tốt cho người trồng.

Thời gian qua, nhiều loại trái cây như mãng cầu ta, thanh long ruột đỏ, bưởi da xanh Sông Xoài, nhãn xuồng cơm vàng tại BR-VT được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, nhưng thị trường tiêu thụ của các loại trái cây này còn chưa ổn định.

Theo các cơ sở sản xuất tiêu sọ (tiêu trắng) tại các huyện Trảng Bom và Xuân Lộc (Đồng Nai), gần một tuần nay giá hạt tiêu đen tăng lên gần 240 ngàn đồng/kg, kéo theo giá hạt tiêu sọ tăng lên gần 400 ngàn đồng/kg. Đây là mức giá cao kỷ lục từ trước đến nay.

Dự án 10.000ha ca cao trồng xen trong vườn dừa phục vụ cho xuất khẩu được hình thành và triển khai theo Quyết định số 23, ngày 5-1-2007 của UBND tỉnh Bến Tre. Mục tiêu của dự án là phát triển phục vụ cho xuất khẩu, đồng thời tổ chức nghiên cứu, tư vấn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân để việc sản xuất ca cao phù hợp với thị trường; liên kết với các viện, trường, doanh nghiệp trong, ngoài nước hỗ trợ sản xuất, sơ chế, tiêu thụ và tạo điều kiện để phát triển ngành công nghiệp chế biến ca cao trong tỉnh.
Rút kinh nghiệm trong những mùa vụ qua, vụ lúa đông - xuân 2014 - 2015 năm nay, ngoài thực hiện đúng lịch gieo sạ mà ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đã bố trí, nhiều nông dân trong tỉnh còn quan tâm chọn canh tác những giống xác nhận, áp dụng mô hình “1 phải 5 giảm”, mô hình “3 giảm, 3 tăng”, đặc biệt tham gia sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn… đây được xem là biện pháp tích cực nhằm giảm giá thành sản xuất, nâng cao giá trị hạt lúa.