Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hapro bán 19.000 đ/kg vải thiều Thanh Hà

Hapro bán 19.000 đ/kg vải thiều Thanh Hà
Ngày đăng: 13/06/2015

Một mức giá khá “mềm” và mọi người dân Hà thành đều có điều kiện thưởng thức.

Hôm nay (12/6), Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) phối hợp với  UBND tỉnh Hải Dương tổ chức Chương trình ”Giới thiệu vải thiều Thanh Hà – Hải Dương tại Hà Nội” nhằm quảng bá, phân phối và tiêu thụ vải thiều Thanh Hà – Hải Dương.

Theo ông Nguyễn Tiến Vượng, Phó Tổng giám đốc Hapro, đây là lần đầu tiên Hapro tham gia tiêu thụ vải thiều, một sản phẩm nông sản khó bảo quản, tuy nhiên, Tổng công ty coi chương trình này như một bước đi ban đầu để xây dựng chiến lược bài bản có tính dài hơi trong việc tiêu thụ nhiều loại nông sản Việt khác sau này.

Hapro đã xây dựng kế hoạch cụ thể từ khâu thu mua trực tiếp sản phẩm tại huyện Thanh Hà tại các vườn cây, in ấn bao bì, đến vận chuyển, bảo quản và phân phối… với mục tiêu tạo ra kênh tiêu thụ vải thiều đến tay người tiêu dùng với giá hợp lý nhưng tạo được sự khác biệt trên thị trường về chất lượng và thương hiệu.

Đặc biệt, sản phẩm được dán tem xác thực điện tử V-TRUE có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đạt các tiêu chuẩn và quy định về chất lượng.

Tổng công ty sẽ triển khai gần 100 điểm bán buôn, bán lẻ vải thiều trên hệ thống thương mại nội địa của Hapro tập trung tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác, huy động tối đa cán bộ nhân viên trong Tổng công ty tham gia vào việc bán vải thiều.

Tại các điểm bán hàng của Hapro, vải thiều Thanh Hà sẽ được trưng bày tại các vị trí bắt mắt, tiện lợi cho việc mua sắm của khách hàng. Bên cạnh đó, Hapro sẽ triển khai thêm một số hình thức và kênh phân phối khác như: tiêu thụ hàng hóa qua các mối quan hệ đối ngoại và chính CBCNV của TCT, giao lực lượng Đoàn thanh niên và Công đoàn cùng tham gia vào công tác tiêu thụ hàng hóa, bán hàng trực tuyến, tiêu thụ hàng hóa qua hệ thống cửa hàng, nhà hàng, đại lý, khách sạn tập trung tại Hà Nội.

Ông Nguyễn Kim Hoàn, Bí thư Huyện ủy Thanh Hà (Hải Dương) chia sẻ: Từ năm 2011, vải thiều Thanh Hà được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đây là bước tiến quan trọng tạo điều kiện cho người nông dân áp dụng quy trình sản xuất tốt, đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất tạo ra sản phẩm  có năng suất, chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Đến nay trên địa bàn huyện có hơn 1.000 ha vải được nhân dân áp dụng uy trình vào sản xuất theo hướng VietGAP. Góp phần tạo ra sản lượng vải có chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm . Cũng trong năm 2015, trên địa bàn huyện còn có 10 ha được sản xuất theo tiêu chuẩn Mỹ và 1 ha sản xuất theo tiêu chuẩn GlobGAP để xuất khẩu vào thị trường Anh.

Sản phẩm vải Thanh Hà trong những năm vừa qua được đưa ra thị trường tiêu thụ tươi là chính, chiếm 80% sản lượng, chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, TP Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam và xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Khoảng 20% lượng vải tươi còn lại  được xuất khẩu theo đường chính ngạch vào thị trường Hàn Quốc, Nhật, Úc, Anh và chế biến đóng hộp.

Trong quá trình sản xuất, các hộ dân trồng vải đã liên kết, hỗ trợ nhau và thành lập Hiệp hội sản xuất - tiêu thụ vải thiều Thanh Hà. Hội viên của Hiệp hội là những nông dân đi đầu, tích cực áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất, đem lại năng suất, chất lượng quả vải cao.

Là chủ vườn vải được Hapro ký cam kết tiêu thụ sản phẩm trong vụ mùa năm nay, ông Phạm Quốc Trọng (huyện Thanh Hà) chia sẻ: “Vải thiều Hải Dương ngon không chỉ vì được hấp thụ tinh hoa của đất trời, mà còn do chính bàn tay và trí tuệ của người bồi đắp nên với những bí quyết riêng. Vải phải được chăm bón, phòng trừ sâu bệnh, cắt tỉa cành lá đúng quy trình. Đặc biệt, phải được cách ly với thuốc bảo vệ thực vật ít nhất 20 ngày trước khi thu hoạch”.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Krông Pa Thi Đua Sản Xuất, Kinh Doanh Giỏi Nông Dân Krông Pa Thi Đua Sản Xuất, Kinh Doanh Giỏi

Tận dụng lợi thế đất đai, thổ nhưỡng kết hợp với phương pháp canh tác khoa học và trên cả là ý chí vượt khó vươn lên, nhiều hộ nông dân ở huyện Krông Pa đã và đang làm đổi thay cuộc đời mình. Những hộ nông dân thu nhập tiền tỷ hay hàng trăm triệu đồng mỗi năm đã không còn là chuyện hiếm trên vùng đất xa xôi này.

07/10/2014
Quang Minh Mùa Lúa Chín Quang Minh Mùa Lúa Chín

Trong nắng Thu dịu nhẹ nhuộm vàng cánh đồng lúa chín là hình ảnh người dân quê nhanh tay gặt những bông lúa vàng trĩu hạt; là sự tất bật thu từng bó lúa đã hanh khô qua nắng để đưa vào máy tuốt... Những hình ảnh ấy tuy bình dị nhưng đã tạo nên bức tranh sinh động cho mùa lúa chín ở xã Quang Minh (Bắc Quang).

07/10/2014
Đổi Thay Trong Phát Triển Kinh Tế Ở Kim Thạch Đổi Thay Trong Phát Triển Kinh Tế Ở Kim Thạch

Những thế mạnh, tiềm năng của xã đang được cấp ủy, chính quyền và nhân dân tập trung khai thác, biến những lợi thế thành động lực để thúc đẩy mặt bằng kinh tế chung trong toàn xã phát triển đi lên.

07/10/2014
Nhiều Cái Khó Ở HTX Nông Nghiệp Nhiều Cái Khó Ở HTX Nông Nghiệp

Ở Hậu Giang, kinh tế tập thể đã thể hiện một phần vai trò tích cực trong cơ cấu nền kinh tế, giải quyết việc làm, giảm nghèo của địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, hiện còn nhiều hợp tác xã yếu kém, rất cần những giải pháp hỗ trợ thiết thực từ ngành chức năng.

07/10/2014
Châu Âu Ra Châu Âu Ra "Tối Hậu Thư" Với Hoa Quả Việt Nam

Ngày 6-10, Vụ Thị trường Châu Âu, Bộ Công thương đã công bố cảnh báo của Tổng vụ Sức khỏe và Người tiêu dùng châu Âu (DG SANCO) với “tối hậu thư” cảnh báo hàng hoa quả xuất khẩu của VN.

07/10/2014