Hào hứng vụ đông

Những ngày này, trên quốc lộ 38B từ Hải Dương đi Hưng Yên có hàng chục điểm thu mua rau màu ven đường. Cơ sở thu mua nông sản của anh Nguyễn Văn Ích ở thôn Bái Thượng, xã Toàn Thắng, huyện Gia Lộc (Hải Dương) rất nhộn nhịp, ai nấy đều phấn khởi.
Bà Nguyễn Thị Thơm, người bán su hào, tươi cười nói: “Đúng là bõ công lao chăm sóc vất vả gần 2 tháng, nay bán rau được giá, ruộng su hào của tôi bán được trên 6 triệu đồng, các nhà khác che phủ nilon, củ đẹp và đều hơn nên thu cao hơn tôi trên 1 triệu”.
Theo anh Ích, mỗi ngày gia đình anh thu mua các loại rau cho bà con trong và ngoài xã, trung bình khoảng 15 – 20 tấn rau củ, giá thu mua biến động hàng ngày, nói chung xu hướng tăng lên.
Cụ thể cải dưa từ 5.500 – 10.000 đồng/kg, su hào từ 3.500 – 4.000 đồng/củ, bắp cải 8.000 – 9.000 đồng/kg, dưa chuột từ 5.000 – 7.500 đồng/kg…
Vụ đông năm nay thời tiết tương đối khắc nghiệt, tháng 8 và tháng 9, nắng nóng và khô hạn, nhiều ngày nhiệt độ 35 - 38 độ C, sau đợt nắng hạn là những ngày mưa lớn tập trung làm rau màu sinh trưởng phát triển chậm.
Gia Lộc có địa hình cao nên diện tích rau màu bị úng ít, người nông dân có trình độ thâm canh cao, để phòng chống mưa, nhiều diện tích rau màu được che phủ nilon.
Vụ này toàn huyện gieo trồng 3.400 ha cây rau màu các loại gồm bắp cải, su hào, cải dưa, cà tím, mướp đắng, ngô nếp, dưa chuột, cải các loại…
Đi thăm những vùng trồng rau màu đâu đâu cũng gặp không khí hăng say SX, hồ hởi, phấn khởi, thể hiện rõ trên những khuôn mặt rám nắng của bà con nông dân đang thu hoạch, gieo trồng và chăm sóc bảo vệ cây rau vụ đông.
Theo báo cáo của Chi cục Thống kê huyện Gia Lộc, từ ngày 1 – 15/10 diện tích thu hoạch rau màu ước đạt trên 300 ha, giá trị ước đạt khoảng 50 tỷ đồng, bao gồm một số loại rau màu chính như bắp cải, su hào, cải dưa, cà tím, mướp đắng, ngô nếp, dưa chuột…
Doanh thu 1 ha bắp cải trung bình 210 triệu đồng, su hào 155 triệu đồng, cải dưa 160 triệu đồng, ngô nếp 100 triệu đồng…
Theo ông Ngô Xuân Yên, Phó Chủ nhiệm HTXNN Cao Duệ, xã Nhật Tân, địa phương áp dụng công thức luân canh lúa xuân – dưa lê hè – rau cải dưa – su hào.
Các nơi bị thiệt hại do mưa lớn nên sản lượng được thu hoạch ít, rau màu tiêu thụ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 có giá bán cao, còn ở đây diện tích bị thiệt hại chỉ dưới 10%.
Cây trồng chủ lực của xã là rau cải dưa, đến nay đã thu hoạch trên 90%, trung bình 1 sào (360 m2) sau khi trừ đi chi phí làm đất, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nông dân còn thu được trên 5 triệu đồng.
Nhiều hộ đã thu nhập trên 15 triệu đồng từ rau cải dưa vụ sớm.
Có thể bạn quan tâm

Thôn Ánh Mai 3 (xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc) được nhiều người quen gọi là “Xóm Ao”. Bởi tại đây có rất nhiều nông hộ đang triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình thả cá kết hợp chăn nuôi, với khoảng 10ha diện tích ao hồ. Trong số đó có anh Nguyễn Phúc Lợi.

Trong những năm gần đây, sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Sơn có nhiều chuyển biến tích cực. Toàn huyện có hơn 40 nghìn ha rừng được bảo vệ và phát triển tốt. Mỗi năm huyện trồng mới hàng nghìn ha rừng, góp phần giữ ổn định tỷ lệ che phủ rừng.

Thời gian qua, chuối trồng ở các xã An Lĩnh, An Xuân, An Thọ (huyện Tuy An) bị bệnh rũ lá, sau đó chết khô mà không biết nguyên nhân. Xung quanh vấn đề này, Báo Phú Yên phỏng vấn thạc sĩ Đặng Văn Mạnh, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên.

Nghị định 67/2014/NĐ – CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản được ban hành là tin vui đối với ngư dân (có hiệu lực vào ngày 25.8 tới). Những ngày này, các ngân hàng đã tập trung vốn, cải cách thủ tục vay để sẵn sàng giải ngân cho các ngư dân, các đơn vị, tổ chức phát triển thủy sản.

Vụ Tín dụng kinh tế ngành (thuộc Ngân hàng Nhà nước) đã công bố dự thảo hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng đối với lĩnh vực thủy sản theo chỉ đạo cấp bách của Chính phủ. Gói tín dụng hỗ trợ ngư dân sẽ chính thức được triển khai vào ngày 25.8.