Hào hứng vụ đông

Những ngày này, trên quốc lộ 38B từ Hải Dương đi Hưng Yên có hàng chục điểm thu mua rau màu ven đường. Cơ sở thu mua nông sản của anh Nguyễn Văn Ích ở thôn Bái Thượng, xã Toàn Thắng, huyện Gia Lộc (Hải Dương) rất nhộn nhịp, ai nấy đều phấn khởi.
Bà Nguyễn Thị Thơm, người bán su hào, tươi cười nói: “Đúng là bõ công lao chăm sóc vất vả gần 2 tháng, nay bán rau được giá, ruộng su hào của tôi bán được trên 6 triệu đồng, các nhà khác che phủ nilon, củ đẹp và đều hơn nên thu cao hơn tôi trên 1 triệu”.
Theo anh Ích, mỗi ngày gia đình anh thu mua các loại rau cho bà con trong và ngoài xã, trung bình khoảng 15 – 20 tấn rau củ, giá thu mua biến động hàng ngày, nói chung xu hướng tăng lên.
Cụ thể cải dưa từ 5.500 – 10.000 đồng/kg, su hào từ 3.500 – 4.000 đồng/củ, bắp cải 8.000 – 9.000 đồng/kg, dưa chuột từ 5.000 – 7.500 đồng/kg…
Vụ đông năm nay thời tiết tương đối khắc nghiệt, tháng 8 và tháng 9, nắng nóng và khô hạn, nhiều ngày nhiệt độ 35 - 38 độ C, sau đợt nắng hạn là những ngày mưa lớn tập trung làm rau màu sinh trưởng phát triển chậm.
Gia Lộc có địa hình cao nên diện tích rau màu bị úng ít, người nông dân có trình độ thâm canh cao, để phòng chống mưa, nhiều diện tích rau màu được che phủ nilon.
Vụ này toàn huyện gieo trồng 3.400 ha cây rau màu các loại gồm bắp cải, su hào, cải dưa, cà tím, mướp đắng, ngô nếp, dưa chuột, cải các loại…
Đi thăm những vùng trồng rau màu đâu đâu cũng gặp không khí hăng say SX, hồ hởi, phấn khởi, thể hiện rõ trên những khuôn mặt rám nắng của bà con nông dân đang thu hoạch, gieo trồng và chăm sóc bảo vệ cây rau vụ đông.
Theo báo cáo của Chi cục Thống kê huyện Gia Lộc, từ ngày 1 – 15/10 diện tích thu hoạch rau màu ước đạt trên 300 ha, giá trị ước đạt khoảng 50 tỷ đồng, bao gồm một số loại rau màu chính như bắp cải, su hào, cải dưa, cà tím, mướp đắng, ngô nếp, dưa chuột…
Doanh thu 1 ha bắp cải trung bình 210 triệu đồng, su hào 155 triệu đồng, cải dưa 160 triệu đồng, ngô nếp 100 triệu đồng…
Theo ông Ngô Xuân Yên, Phó Chủ nhiệm HTXNN Cao Duệ, xã Nhật Tân, địa phương áp dụng công thức luân canh lúa xuân – dưa lê hè – rau cải dưa – su hào.
Các nơi bị thiệt hại do mưa lớn nên sản lượng được thu hoạch ít, rau màu tiêu thụ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 có giá bán cao, còn ở đây diện tích bị thiệt hại chỉ dưới 10%.
Cây trồng chủ lực của xã là rau cải dưa, đến nay đã thu hoạch trên 90%, trung bình 1 sào (360 m2) sau khi trừ đi chi phí làm đất, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nông dân còn thu được trên 5 triệu đồng.
Nhiều hộ đã thu nhập trên 15 triệu đồng từ rau cải dưa vụ sớm.
Có thể bạn quan tâm

Các vụ nuôi vừa qua, do một số nguyên nhân như nhiều chủ đồng thiếu vốn đầu tư cải tạo ao đầm cầm chừng, độ sâu không bảo đảm; thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật, mua phải con giống kém chất lượng, thả tôm mật độ quá dầy, gặp thời tiết biến động, mực nước trong đồng không bảo đảm kết hợp với yếu tố bất lợi do môi trường nước ô nhiễm dẫn đến tôm chết hoặc chậm phát triển, dịch bệnh lây lan, ảnh hưởng đến hiệu quả nghề nuôi tôm sú của xã.

Từ đầu tháng 7 đến nay, ngư dân ở xã Phước Diêm, Cà Ná (Thuận Nam, Ninh Thuận) được mùa cá cơm. Bà con rất phấn khởi vì có những chuyến ra khơi “trúng đậm” sau một thời gian dài “biển đói”.

Ngày 25/8/2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kết hợp với UBND, Hội nông dân xã Suối Rao tổ chức hội thảo mô hình nuôi ếch trong lồng. Tham dự hội thảo có 30 nông dân là những hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.

Hiện nay, Tổng cục Thủy lợi đang xúc tiến quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.

Chiều 25-8, tại HTX nuôi tôm Hòa Nghĩa, xã Hòa Đông (thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng), Chi cục Thú y Sóc Trăng phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 tổ chức buổi tọa đàm “Tìm hiểu nguyên nhân đến đến tình trạng tôm chết hàng loạt ở mô hình nuôi tôm của HTX Hòa Nghĩa”.