Hành Ra Hoa… Biến Đổi Khí Hậu

Những ngày qua, nhiều người hiếu kỳ đến nhà ông Nguyễn Văn Tâm (xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân, Phú Yên) chiêm ngưỡng bụi hành củ (hành ta, giống địa phương) ra một chùm hoa trên đỉnh lá.
Luống hành trên 100 bụi được anh Tâm mua ở chợ xã, trồng bằng củ trong vườn rau trước nhà hơn một tháng qua.
Cách đây mươi ngày, đỉnh một chiếc lá hành bỗng nở một chùm hoa cánh trắng, nhụy vàng.
Theo các lão nông, rất hiếm khi giống hành truyền thống lại ra hoa, đặc biệt là trên lá. Kinh nghiệm nhiều năm cho thấy, có thể năm nay trời ít mưa, trời khô lạnh kéo dài, nên hành mới ra hoa.
Hiện tượng hành ra hoa rất hiếm. Ca dao có câu: Bao giờ cho chuối có cành / cho sung có nụ, cho hành có hoa / Bao giờ chạch đẻ ngọn đa / sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình...
Trong khi đó, một chậu hành lá ở nhà bà Phạm Bích Liên (phường 9, Tuy Hòa, Phú Yên) cũng bất chợt nở hàng chục hoa trên đỉnh lá, từ khoảng nửa tháng qua. Cũng cần nói thêm, hiện tượng này không xuất hiện trên hàng loạt chậu hành lá tại địa phương. Nhiều nông dân kỳ cựu đến xem và nhận xét “… do biến đổi khí hậu”
Có thể bạn quan tâm

Sau 1 năm thực hiện, dự án đã thành công tốt đẹp. 100% hộ tham gia mô hình và nhiều hộ trên địa bàn khẳng định sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích, mở ra một hướng sản xuất mới cho nông dân vùng lòng chảo Điện Biên

Ông Đoàn Thành Chung, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp 1 Nhơn Lộc (An Nhơn - Bình Định) cho biết: “Được sự giúp đỡ của UBND huyện, vụ đông xuân 2009 – 2010, chúng tôi triển khai mô hình “Cùng nông dân ra đồng” với 85 gia đình tham gia, diện tích sản xuất 8,3ha

Tôm càng xanh là loài thủy sản không xa lạ với người dân Cà Mau. Từ khi chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm sú, con tôm càng xanh ít được người dân chú trọng

Nghe nhiều về mô hình nuôi lợn sạch của chị Nguyễn Thị Mỹ, chúng tôi tìm về thôn Kế Sung, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế để tìm hiểu.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đem lại giá trị kinh tế cao và bù đắp một phần tổn thất trong vụ mía vừa qua, trong niên vụ mía 2011-2012, nông dân vùng mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp tập trung phát triển diện tích rau màu ngắn ngày xen với cây mía, đây được xem là mô hình “lấy ngắn nuôi dài” mang lại hiệu quả cao.