Hàng xuất khẩu miễn nộp chứng nhận kiểm dịch thực vật

Doanh nghiệp sẽ tự chịu trách nhiệm thực hiện việc đăng ký và kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch theo quy định của pháp luật về kiểm dịch thực vật.
Trước đó, để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục xuất nhập hàng hóa, Cục Bảo vệ thực vật- Bộ NNPTNT cũng đề nghị Tổng cục Hải quan phối hợp thực hiện thủ tục kiểm dịch.
Cụ thể, đối với việc kiểm dịch thực vật xuất khẩu, tái xuất khẩu, Cục Bảo vệ thực vật nêu rõ, chủ vật thể đăng ký với cơ quan kiểm dịch thực vật để được thực hiện kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch;
Đồng thời đề nghị cơ quan hải quan không yêu cầu chủ vật thể nộp giấy chứng nhận kiểm dịch vào bộ hồ sơ lô hàng xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Những chú bò sữa đầu tiên được nuôi ở Hải Phòng vào giữa năm 2014. Đây là mô hình chăn nuôi mới chưa từng có từ trước tới nay ở thành phố Cảng.

Trước đây, trong chăn nuôi (chủ yếu là nuôi heo) chất cysteamine được phép sử dụng để tăng trọng, tạo nạc. Cysteamine có thể làm heo tăng trọng khoảng 33%, tăng tỷ lệ nạc 4,6%, giảm tỷ lệ mỡ 8,5%. Chất cysteamine có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe con người và bị EU cấm sử dụng trong chăn nuôi.

Đó là đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) vừa được UBND tỉnh An Giang chấp thuận, chờ hướng dẫn mới nhằm quy hoạch, phát triển nghề nuôi chim yến theo hướng bền vững, hiệu quả, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và an toàn dịch bệnh.

Trong lúc chờ kết quả cuối cùng về thuế chống bán phá giá, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đi Mỹ đã dè dặt xuất hàng.

Như hằng năm, vào thời điểm mùa nắng nóng kéo dài cũng là lúc người nuôi tôm công nghiệp gặp khó khăn trong quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi. Do đó, người dân nuôi tôm cần tăng cường quản lý chặt chẽ các yếu tố môi trường ao nuôi để có vụ nuôi tôm đạt hiệu quả.