Hàng Việt Về Đầm Dơi

Người đến chợ mỗi đêm đông như trẩy hội, không chỗ chen chân. Dân quanh huyện một lúc được lợi cả hai: Vừa đi chợ mua hàng, vừa xem biểu diễn văn nghệ “Cây nhà, lá vườn” của nhà văn hóa huyện. Nhưng vui hơn hết là ở một huyện có thế mạnh đánh bắt hải sản và thu nhập phần đông nông dân là nuôi trồng thủy sản tôm, cua bán được giá cao. Sinh khí tiêu dùng đông vui tựa như chợ tết.
Đây là phiên chợ đầu tiên sau Tết Nhâm Thìn 2012 có 41 DN đồng hành về vùng Đất Mũi xa xôi. Phiên chợ do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ DN (BSA) - phối hợp cùng Sở Công Thương Cà Mau và UBND huyện Đầm Dơi tổ chức. Đây là phiên chợ thứ 77 của chuỗi phiên chợ Hàng Việt về nông thôn và là lần thứ 4 tổ chức tại Cà Mau, nhằm hỗ trợ DN phát triển thị trường và ủng hộ cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động. Các DN từng tham gia phiên chợ bày tỏ lòng nhiệt thành trong cách tiếp cận đưa hàng về bán hàng trực tiếp để khai thác thị trường nông thôn.
Ban tổ chức phiên chợ cho biết, bất ngờ hơn hết là phiên chợ thu hút 21.614 lượt người tham quan, mua sắm với tổng doanh thu các DN bán hàng đạt 1 tỷ 686 triệu đồng. Cùng với các hoạt động hỗ trợ tiểu thương tại địa phương, chuyên gia thị trường huấn luyện kỹ năng bán lẻ 62 tiểu thương tại chợ Đầm Dơi; chuyên gia Công ty VEMEDIM VN trực tiếp trao đổi với nông dân về kỹ thuật, cách phát triển thủy sản hiệu quả bền vững. Bên cạnh đó phiên chợ tạo điều kiện cho các DN tiếp xúc với các tiểu thương, các nhà bán lẻ để tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tại địa phương. Từ đó đưa ra chính sách phân bổ hàng hóa hợp lý.
Trong khi đó nằm trong thành phần chủ lực của các DN, ông Huỳnh Kim Dũng, Trưởng phòng Maketing Công ty HappyCook chuyên sản xuất kinh doanh dụng cụ gia dụng bằng kim loại – cho biết: DN vừa quay lại tham gia theo phiên chợ là nhằm củng cố, khẳng định thương hiệu ở phân khúc thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, hàng Việt về nông thôn sẽ là một hình thức rất tốt nhằm giảm chi phí quảng bá. Lần đầu tiên HappyCook tham gia phiên chợ tại Đầm Dơi đưa ra những sản phẩm phù hợp nhu cầu với giá tốt nhất, ngoài ra còn có những chương trình khuyến mãi cho bà con nông dân.
Từ TP Cà Mau về tới huyện Đầm Dơi khoảng 30 km. Mấy năm gần đây, không còn phụ thuộc vào tàu thuyền đưa hàng theo đường thủy, tuyến đường bộ xe mô tô, ô tô tải hàng ngày ra ra vào vận chuyển hàng hóa tiện ích và nhanh hơn nhiều. Có lẽ, cách trở duy nhất còn mất thời gian vì cách trở sông Gành Hào phải trông nhờ vào hai chiếc phà đưa đón.
Đến 21 giờ đêm, bến phà Đầm Dơi vẫn còn đông người xe chờ phà. Anh Tươi – dân thương lái mua bán hàng thủy sản tươi sống, vừa đóng xong hai thùng hàng cua biển gạch son loại I chờ qua phà đưa về Cà Mau, nói: "Dân Đầm Dơi nhờ nuôi thêm cua biển, cua ít bệnh nên thu lợi khá, nhất là từ mấy tháng trước tết giá cua lên đỉnh, hơn 500.000 đồng/kg. Hiện nay giá cua loại I bán tại ao 270.000 đồng/kg, đưa ra Cà Mau bán 300.000 đồng/kg. Nhờ đó dân bán tôm, cua có tiền nên chợ búa mua sắm sung túc. Hàng Việt về nông thôn lúc này là đúng dịp. Hơn nữa trong mắt người tiêu dùng hàng Việt đang nâng chất lượng. Nhiều người thấy tốt giá phù hợp là mua chớ không phải lúc nào cũng chọn mua hàng giá rẻ.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, mô hình nuôi lươn trong bồn làm bằng nylon đã được nhiều nông dân ở TP Cần Thơ chọn để phát triển kinh tế hộ vì vốn đầu tư không quá lớn nhưng hiệu quả kinh tế mang lại khá cao.

Thấy mì bán được giá, thời gian qua hàng ngàn hộ dân hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum ồ ạt chuyển qua trồng loại cây ngắn ngày. Diện tích và sản lượng tăng nhưng thị trường tiêu thụ hạn hẹp, khiến mì nguyên liệu rớt giá, không có nơi tiêu thụ.

Tinh bột khoai nưa có thể sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất nhiều loại kẹo bánh, làm miến, đặc biệt có thể sử dụng trong công nghiệp để hồ vải. Nếu phát triển công nghiệp chế biến ethanol thì tinh bột cây nưa sẽ là nguồn nguyên liệu đáng kể để sản xuất nhiên liệu sinh học trong tương lai. Khoai nưa dễ trồng, kỹ thuật đơn giản, ít bị sâu bệnh hại, năng suất khá cao, đầu tư chi phí thấp mà hiệu quả cao.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có văn bản thống nhất kinh phí chi hỗ trợ cho người dân có diện tích nhãn bị thiệt hại do bệnh chổi rồng trên địa bàn tỉnh với tổng số tiền khoảng 71,23 tỷ đồng cho các huyện, thành phố. Cụ thể: Mang Thít 12,87 tỷ đồng; Tam Bình 2,23 tỷ đồng; Vũng Liêm 3,38 tỷ đồng; Trà Ôn 5,1 tỷ đồng; Long Hồ 38,5 tỷ đồng; Bình Minh 1,34 tỷ đồng; Bình Tân 1,87 tỷ đồng và TP Vĩnh Long 5,95 tỷ đồng.