Hàng Trăm Tấn Cà Chua Bị Đổ Bỏ Do Thiếu Nơi Tiêu Thụ

Liên tiếp những vụ mùa cà chua gần đây người dân tại các huyện Đơn Dương, Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) lâm vào cảnh khó khăn khi giá cà chua xuống thấp, giá cả bấp bênh khiến nhiều nhà vườn phải mang cà chua đi đổ bỏ.
Hiện tại, giá cà chua thu mua tại vườn chỉ khoảng 500-1.000 đồng/kg. Thực trạng này đang kiến người trồng cà chua tại đây hoang mang lo lắng.
Theo các chủ vựa ở huyện Đơn Dương, nguyên nhân giá cà chua giá xuống thấp là do khoảng 1 tháng nay các thị trường lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh không tiêu thụ, trong khi cà chua đang vào vụ chính. Ngoài ra, do cà chua Trung Quốc được bày bán với giá rất rẻ ở các tỉnh phía Bắc cũng khiến giá cà chua Lâm Đồng giảm giá mạnh.
Hiện mỗi ngày vựa chỉ thu thu hái tối đa khoảng 40-70 tấn. Trong khi đó thời điểm cà chua được giá các vựa xuất bán 150 đến 200 tấn/ngày.
Huyện Đơn Dương hiện có khoảng 5.500ha cà chua, với sản lượng hàng chục nghìn tấn. Với chi phí đầu tư cho một gốc cà chua là 8.000 đồng, 1.000 m2 nhà vườn đang lỗ khoảng 20 triệu đồng. Thực trạng này đang khiến người trồng cà chua ở đây lao đao bởi quẩn quanh trong câu chuyện “được mùa mất giá.”
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian đổ bộ vào Nam và được nhiều người yêu thích, chanh đào Hà Nội đã xuất hiện ở TP Bảo Lộc, Lâm Đồng cách đây khoảng 1 tuần.

Ngày 30.7, tại TP.Cần Thơ, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NNPTNT), Hiệp hội Cá tra Việt Nam tổ chức hội nghị bàn giải pháp chính sách thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL.

Chỉ với 4 kg đường + 4 lít giấm + 1 lít rượu + 1 lít nước ủ trong 4 ngày lại cho hiệu quả tuyệt vời. Cứ cho hỗn hợp này vào cái lọ treo trên luống rau là ngày nào cũng nhìn bướm sâu khoang chui vào chết mà thấy phấn khởi.

Hầm bảo quản sản phẩm bằng poluurethane là vật liệu tối ưu ứng dụng vào hầm bảo quản sản phẩm trên tàu cá hiện nay. Thời gian bảo quản tăng từ 7 ngày lên trên 20 ngày mà chất lượng vẫn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu....

Khi những loại cây sâm dây và sâm 7 lá hoa ngày càng bị cạn kiệt ở rừng thì đề án “Mở rộng vùng trồng cây dược liệu quý” do UBND huyện Phước Sơn thực hiện được xem rất cần thiết trong việc phát triển vùng dược liệu quý. Đây sẽ là cơ hội để đồng bào vùng cao Phước Sơn thoát nghèo.