Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hàng nông, thủy sản xuất khẩu bị trả về đi đâu

Hàng nông, thủy sản xuất khẩu bị trả về đi đâu
Ngày đăng: 09/11/2015

"Luộc lên là ăn được"

Theo Bộ NN&PTNT, trong năm 2015, các lô hàng vi phạm bị phát hiện qua kiểm tra chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản XK tăng cao.

Năm 2014, có 159 lô hàng bị phát hiện vi phạm quy định bảo đảm an toàn thực phẩm và 68 lô bị phát hiện vi phạm quy định hóa chất kháng sinh.

Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2015, con số các lô hàng vi phạm lần lượt là 165 và 78 lô.

Đối với hàng XK, theo cảnh báo của các thị trường, 9 tháng đầu năm đã có 181 lô hàng bị cảnh báo về chỉ tiêu kháng sinh cấm sử dụng, kháng sinh hạn chế sử dụng, vi sinh và các cảnh báo khác (cả năm 2014 có 817 lô bị cảnh báo).

Không chỉ đối với mặt hàng thủy sản, thời gian qua một số mặt hàng nông sản XK chủ lực của Việt Nam như chè, hồ tiêu cũng bị nhiều thị trường cảnh báo, trả về do không đảm bảo chất lượng.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT cho biết: Suốt thời gian qua, tổng số lô hàng nông, thủy sản bị trả về khó kiểm soát một cách cụ thể, chính xác.

Tính chung 9 tháng đầu năm, nông, thủy sản XK của Việt Nam bị một số thị trường gia tăng cảnh báo nhưng cũng có một số thị trường lại giảm cảnh báo.

Tuy nhiên, hiện tại tình trạng hàng XK bị cảnh báo, trả về tương đối nguy cấp.

Theo ông Nguyễn Văn Đông, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PNT):

Báo cáo của cơ quan Thú y ở cửa khẩu cho thấy, hầu hết hàng nông, thủy sản XK bị trả về do đóng gói sai quy cách, nhãn mác, sai thông tin… Một trong những phương án giải quyết đối với hàng trả về là đem vào tiêu thụ nội địa.

Trước băn khoăn của phóng viên về một số mặt hàng bị trả về do không đáp ứng yêu cầu chất lượng của nước NK lại được đem về tiêu thụ trong nước, ông Tiệp lý giải, các mặt hàng thực phẩm sản xuất tiêu thụ trong nước hay XK đều phải đáp ứng các chỉ số về đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.

Do vậy, khi hàng trả về tiêu thụ trong nước cũng không có vấn đề gì.

“Một số mặt hàng thủy sản như tôm nếu bị trả do vấn đề chỉ tiêu vi sinh thì chỉ cần luộc lên là có thể ăn được”, ông Tiệp nói.

Tái xuất sang thị trường khác

Trên thực tế, hàng nông, thủy sản XK bị trả về ngoài tiêu thụ trong nước còn được tái xuất sang các thị trường khác.

Theo ông Nguyễn Như Tiệp, trong các lô hàng bị trả về một số là bởi sai quy cách đóng gói và cũng có những trường hợp do không đáp ứng tiêu chí chất lượng, chỉ số an toàn thực phẩm của nước NK.

Quy định về an toàn thực phẩm của các thị trường NK không giống nhau nên khi hàng bị thị trường này trả về lại được thị trường khác chấp nhận.

Ví dụ, có những mặt hàng bị khách hàng tại thị trường EU trả về, song hoàn toàn có thể tái xuất sang các nước khu vực Trung Đông.

Cũng theo ông Nguyễn Như Tiệp, tình hình hàng nông, thủy sản XK bị trả về nếu xử lý vấn đề chưa tốt và sự cải thiện không rõ nét thì rất có thể sẽ dẫn đến hậu quả bị thị trường NK tăng cường kiểm soát thông qua hình thức mọi lô hàng đến cửa khẩu đều phải lấy mẫu kiểm nghiệm, thậm chí nghiêm trọng hơn là bị một số thị trường đình chỉ NK.

“Tuần trước, Nafiqad cùng một số đơn vị như Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y đã làm việc với các địa phương cũng như đại diện DN về vấn đề này.

Trước tình hình nguy cấp, đặc biệt là hàng thủy sản XK bị trả về nhiều, cần có kế hoạch để cải thiện tồn dư kháng sinh trong thủy sản nói chung và hàng thủy sản XK nói riêng.

Nafiqad đang chủ trì, thúc đẩy các giải pháp để tình trạng cảnh báo giảm đi, tránh trường hợp bị các thị trường áp dụng kiểm soát chặt, thậm chí đình chỉ NK”, ông Tiệp nhấn mạnh.

Theo Bộ NN&PTNT, trong 9 tháng đầu năm, có 27 lô hàng thủy sản XK của Việt Nam bị thị trường Nhật Bản cảnh báo nhiễm hóa kháng sinh, tăng 1,28 lần so với cả năm 2014 (21 lô).

Số lô hàng bị cảnh báo các chỉ tiêu hóa chất kháng sinh cấm tăng nhiều nhất 3,66 lần.

Với thực tế này, cơ quan thẩm quyền Nhật Bản đã áp dụng chế độ kiểm tra chặt đối với các chỉ tiêu bị cảnh báo và có thể sẽ áp dụng biện pháp đình chỉ NK nếu tình hình không được cải thiện.

Tương tự, tại thị trường EU, Việt Nam cũng có 27 lô hàng thủy sản XK bị cảnh báo nhiễm hóa chất kháng sinh trong 9 tháng đầu năm, tăng 1,28 lần so với cả năm 2014.

Phía EU đã có văn bản gửi Nafiqad nêu rõ 24 DN chế biến thủy sản của Việt Nam có lô hàng bị phát hiện vi phạm, đồng thời cảnh báo nếu tình hình không được cải thiện rõ rệt sẽ áp dụng các biện bổ sung để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng châu Âu.

Với thị trường Mỹ, số lô hàng cá biển, tôm vi phạm chỉ tiêu kháng sinh là 35, tăng 6 lần so với năm 2014.

Australia cũng cho biết sẽ ngừng NK thủy sản Việt Nam nếu tỉ lệ vi phạm dư lượng kháng sinh gia tăng.


Có thể bạn quan tâm

Vụ Lúa Hè Thu 2012: Đề Xuất Tạm Trữ Vì Khó Tiêu Thụ Vụ Lúa Hè Thu 2012: Đề Xuất Tạm Trữ Vì Khó Tiêu Thụ

Nông dân ĐBSCL đang bắt đầu vào vụ thu hoạch lúa hè thu 2012. Tuy nhiên, theo phản ánh của các địa phương, tình hình tiêu thụ lúa đang rất khó khăn, giá giảm mạnh.

22/06/2012
Tăng Cường Triển Khai Các Mô Hình Sản Xuất Lúa Gieo Thẳng Ở Lào Cai Tăng Cường Triển Khai Các Mô Hình Sản Xuất Lúa Gieo Thẳng Ở Lào Cai

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, vụ mùa năm 2011, Trung tâm Khuyến nông Lào Cai đã thực hiện mô hình trình diễn sản xuất lúa gieo thẳng tại xã Xuân Quang, huyên Bảo Thắng và xã Bảo Nhai, huyên Bắc Hà với diện tích 15 ha.

19/05/2012
Hàng Trăm Ha Chè Bị Cháy Búp Hàng Trăm Ha Chè Bị Cháy Búp

Do thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng ngay từ đầu hè nên nhiều diện tích chè tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái bị cháy búp, gây thiệt hại lớn.

22/06/2012
Nông Nghiệp Sạch - Lợi Đủ Đường Nuôi Heo An Toàn Từ A - Z Nông Nghiệp Sạch - Lợi Đủ Đường Nuôi Heo An Toàn Từ A - Z

Việc hướng nông dân làm theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là hết sức bức thiết nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong và ngoài nước.

03/05/2012
4000 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Người Trồng Lúa 4000 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Người Trồng Lúa

Theo tính toán của Cục trồng trọt Bộ NN&PTNT, tới đây, sẽ có 4.000 tỷ đồng hỗ trợ người trồng lúa. Khoản chi này sẽ được lấy từ ngân sách nhà nước hàng năm để giúp người trồng lúa theo nghị định số 42 của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất lúa có hiệu lực từ ngày 1/7 tới đây.

03/06/2012