Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hàng ngàn ha mì bị thiệt hại

Hàng ngàn ha mì bị thiệt hại
Ngày đăng: 18/08/2015

Vụ mì năm nay trên địa bàn huyện Krông Pa trồng hơn 12.000 ha. Tuy nhiên, theo ước tính, có đến hàng ngàn ha mì bị các loại sâu bệnh hại tập trung ở thị trấn Phú Túc, các xã: Ia Mlah, Chư Gu, Ia Rmok, Ia Rsai và Ia Rsươm. Ia Rsai là một trong những xã bị thiệt hại nặng nhất với hơn 670 ha mì bị hạn và sâu bệnh hại.

Năm nay, gia đình chị Thái Thị Lan (thôn Tân Lập, xã Ia Rsai) trồng gần 30 ha mì. Những ngày qua, gần 20 ha mì của gia đình chị đang lên mầm bỗng dưng héo rũ. Theo chị Lan thì căn bệnh này trên cây mì chỉ mới xuất hiện nên gia đình chị rất bối rối, không biết phải xử lý thế nào. Sau nhiều lần tự mua thuốc phun mà cây vẫn héo rũ rồi chết, gia đình chị mới báo với chính quyền và trực tiếp mang mẫu cây bệnh lên Trạm Bảo vệ Thực vật huyện nhờ hướng dẫn và mua thuốc về điều trị. Sau khi phun thuốc phần lớn diện tích mì của gia đình chị đã được cứu sống.

Gia đình ông Ksor Blen, ở buôn H’Mung (xã Chư Drăng) có hơn 1 ha mì bị bệnh cũng đang loay hoay tìm giải pháp chữa trị. Ông Ksor Blen cho biết, năm nay gia đình trồng hơn 3 ha mì, nhưng đến thời điểm này đã có hơn 1 ha bị bệnh. Gần một tháng trước đây, đám mì của nhà tôi sinh trưởng rất tốt, do tôi đầu tư mua máy bơm về để tưới chống hạn. Nhưng nay trời đã có mưa nên không còn phải tưới nữa thì mì lại bị hiện tượng như thế này, bao nhiêu công sức của gia đình coi như đã mất hết. Hiện tượng bị chết như thế này đến giờ tôi vẫn không biết nguyên nhân và cách phòng trừ. Không riêng gì gia đình nhà tôi mà diện tích trồng mì của rất nhiều hộ khác cũng bị hiện tượng như thế.

Theo quan sát của chúng tôi, ngoài những cây mì đã chết do thối gốc, thì những cây mì còn rất xanh nhưng chỉ một vài lá có biểu hiện hơi chuyển màu, khi được nhổ lên đều có hiện tượng lốm đốm ở gốc, đó là biểu hiện của sự bắt đầu nhiễm bệnh. Được biết, đây là bệnh lở cổ rễ và nguyên nhân là do nắng nóng kéo dài cộng thêm khi trồng bà con lấp quá sâu. Bệnh này có khả năng phòng trừ được nếu phát hiện sớm để phun thuốc kịp thời.

Đối với diện tích mì chính vụ thường bị mắc các bệnh như lở cổ rễ, bệnh sinh lý nếu không kịp thời phát hiện và không trị thì cây chết sau vài ngày mang bệnh. Còn đối với diện tích mì trồng rải vụ thì dễ gặp bệnh rệp sáp, nhện đỏ. Cây mì mắc bệnh này không chết ngay mà chậm phát triển, mất chất dinh dưỡng và giảm mạnh hàm lượng tinh bột trong củ. Ông Siu Blít-cán bộ Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Krông Pa cho biết: Nguyên nhân xuất hiện sâu bệnh hại là do diễn biến thời tiết khác thường, nắng hạn kéo dài và xuất hiện mưa dông làm chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm nên các loại cây trồng xuất hiện một số bệnh hại. Trên cây mì hiện nay nhiễm các loại bệnh lở cổ rễ, bệnh sinh lý và bệnh do nhện đỏ.

Bên cạnh đó, do người dân lấy các loại giống không đảm bảo chất lượng. Khi phát hiện bệnh, người dân cần phải báo kịp thời với xã, Trạm Bảo vệ Thực vật để cơ quan chuyên môn hướng dẫn, không nên tự ý mua thuốc về phun điều trị có khi bệnh không khỏi mà nặng thêm.


Có thể bạn quan tâm

Trang Trại Tiền Tỷ Trên Cát Trắng Trang Trại Tiền Tỷ Trên Cát Trắng

Chị Bòng cho biết, thu nhập hàng năm của gia đình chị sau khi trừ chi phí vẫn còn 800 triệu đồng...Là người tiên phong trong việc chuyển đổi mô hình sinh kế mới của người dân vùng cát trắng xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế, chị Hồ Thị Bòng, thôn Đông Hải, xã Quảng Ngạn đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm

29/06/2012
Đẩy Mạnh Trồng Rau Hè Thu Đẩy Mạnh Trồng Rau Hè Thu

Đặc biệt tại các chợ nội thành Hà Nội giá rau tăng đột biến như rau cải ăn lá từ 10.000- 12.000đ/kg lên 15.000- 20.000đ/kg, dưa chuột bao tử từ 3.500đ/kg lên 8.500đ/kg, cà chua từ 6.000đ/kg lên 12.000-15.000đ/kg, rau muống từ 2.000đ/mớ lên 4.000- 5.000đ/mớ; giá rau thu mua tại ruộng cũng tăng như bí xanh tăng 2.000đ/kg, cà pháo tăng 10.000đ/kg

26/07/2011
Hồi Sinh Nghề Trồng Dâu, Nuôi Tằm Hồi Sinh Nghề Trồng Dâu, Nuôi Tằm

Cây dâu, con tằm đã gắn bó với người dân xã Đắk Lua (huyện Tân Phú - Đồng Nai) gần 20 năm nay. Có thời kỳ trồng dâu, nuôi tằm ở vùng đất ngập lụt này phát triển khá mạnh.

29/06/2012
Người Coi Hội Là Nhà Người Coi Hội Là Nhà

Được chứng kiến những việc làm ý nghĩa của ông Hoàng Văn Lân - Chủ tịch Hội ND xã Thiệu Trung (huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa), chúng tôi mới hiểu vì sao ông được ND nơi đây quý mến.

24/06/2012
Nuôi Chim Cút Kết Hợp Ao, Vườn Đạt Hiệu Quả Cao Nuôi Chim Cút Kết Hợp Ao, Vườn Đạt Hiệu Quả Cao

Chị Lê Kim Phụng, ngụ ấp Bình Phú 2, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành là một trong những người theo nghề nuôi cút đầu tiên ở xã. Sau 7 năm gầy dựng thành đàn và mở rộng quy mô, cộng với học tập từ những điểm sản xuất giống và các lớp kỹ thuật của Hội Nông dân tổ chức, đến nay, chị đã làm chủ trại cút trên 100 chuồng với 16.000 con, đem lại nguồn thu nhập hàng tháng hơn 15 triệu đồng.

16/01/2012