Hàng ngàn ha mì bị thiệt hại

Vụ mì năm nay trên địa bàn huyện Krông Pa trồng hơn 12.000 ha. Tuy nhiên, theo ước tính, có đến hàng ngàn ha mì bị các loại sâu bệnh hại tập trung ở thị trấn Phú Túc, các xã: Ia Mlah, Chư Gu, Ia Rmok, Ia Rsai và Ia Rsươm. Ia Rsai là một trong những xã bị thiệt hại nặng nhất với hơn 670 ha mì bị hạn và sâu bệnh hại.
Năm nay, gia đình chị Thái Thị Lan (thôn Tân Lập, xã Ia Rsai) trồng gần 30 ha mì. Những ngày qua, gần 20 ha mì của gia đình chị đang lên mầm bỗng dưng héo rũ. Theo chị Lan thì căn bệnh này trên cây mì chỉ mới xuất hiện nên gia đình chị rất bối rối, không biết phải xử lý thế nào. Sau nhiều lần tự mua thuốc phun mà cây vẫn héo rũ rồi chết, gia đình chị mới báo với chính quyền và trực tiếp mang mẫu cây bệnh lên Trạm Bảo vệ Thực vật huyện nhờ hướng dẫn và mua thuốc về điều trị. Sau khi phun thuốc phần lớn diện tích mì của gia đình chị đã được cứu sống.
Gia đình ông Ksor Blen, ở buôn H’Mung (xã Chư Drăng) có hơn 1 ha mì bị bệnh cũng đang loay hoay tìm giải pháp chữa trị. Ông Ksor Blen cho biết, năm nay gia đình trồng hơn 3 ha mì, nhưng đến thời điểm này đã có hơn 1 ha bị bệnh. Gần một tháng trước đây, đám mì của nhà tôi sinh trưởng rất tốt, do tôi đầu tư mua máy bơm về để tưới chống hạn. Nhưng nay trời đã có mưa nên không còn phải tưới nữa thì mì lại bị hiện tượng như thế này, bao nhiêu công sức của gia đình coi như đã mất hết. Hiện tượng bị chết như thế này đến giờ tôi vẫn không biết nguyên nhân và cách phòng trừ. Không riêng gì gia đình nhà tôi mà diện tích trồng mì của rất nhiều hộ khác cũng bị hiện tượng như thế.
Theo quan sát của chúng tôi, ngoài những cây mì đã chết do thối gốc, thì những cây mì còn rất xanh nhưng chỉ một vài lá có biểu hiện hơi chuyển màu, khi được nhổ lên đều có hiện tượng lốm đốm ở gốc, đó là biểu hiện của sự bắt đầu nhiễm bệnh. Được biết, đây là bệnh lở cổ rễ và nguyên nhân là do nắng nóng kéo dài cộng thêm khi trồng bà con lấp quá sâu. Bệnh này có khả năng phòng trừ được nếu phát hiện sớm để phun thuốc kịp thời.
Đối với diện tích mì chính vụ thường bị mắc các bệnh như lở cổ rễ, bệnh sinh lý nếu không kịp thời phát hiện và không trị thì cây chết sau vài ngày mang bệnh. Còn đối với diện tích mì trồng rải vụ thì dễ gặp bệnh rệp sáp, nhện đỏ. Cây mì mắc bệnh này không chết ngay mà chậm phát triển, mất chất dinh dưỡng và giảm mạnh hàm lượng tinh bột trong củ. Ông Siu Blít-cán bộ Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Krông Pa cho biết: Nguyên nhân xuất hiện sâu bệnh hại là do diễn biến thời tiết khác thường, nắng hạn kéo dài và xuất hiện mưa dông làm chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm nên các loại cây trồng xuất hiện một số bệnh hại. Trên cây mì hiện nay nhiễm các loại bệnh lở cổ rễ, bệnh sinh lý và bệnh do nhện đỏ.
Bên cạnh đó, do người dân lấy các loại giống không đảm bảo chất lượng. Khi phát hiện bệnh, người dân cần phải báo kịp thời với xã, Trạm Bảo vệ Thực vật để cơ quan chuyên môn hướng dẫn, không nên tự ý mua thuốc về phun điều trị có khi bệnh không khỏi mà nặng thêm.
Có thể bạn quan tâm

Dù DN xuất tiểu ngạch đang điêu đứng nhưng Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, gạo xuất chính ngạch sang Trung Quốc vẫn bình thường.

Điều đáng nói là, cùng với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng và điều kiện canh tác như nhau, trong khi người dân các xã vùng thấp lụt huyện Đức Thọ “lúa đã đầy bồ” thì hầu hết diện tích lúa hè thu của các địa phương trên toàn tỉnh chưa đến kỳ thu hoạch, thậm chí, đến thời điểm này, nhiều diện tích mới trổ bông!

Hiện nay, toàn tỉnh Đác Lắc có tổng diện tích cà-phê hơn 202.500ha, trong đó có 190 nghìn ha cà-phê kinh doanh cho thu hoạch với sản lượng khoảng 430 nghìn tấn cà-phê nhân/niên vụ. Tuy nhiên, theo khảo sát, diện tích cà-phê già cỗi cần tái canh từ nay đến năm 2020 lên tới 30.442 ha.

Từ bỏ cách làm nông nghiệp truyền thống, hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân và nông dân Lâm Đồng sẵn sàng dốc hầu bao đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC). Điều gì đã khiến cho "làn sóng đầu tư" bùng lên trên vùng đất nam Tây Nguyên này?

Là tổ chức tập hợp và đại diện quyền lợi của người nông dân, Hội Nông dân huyện Nghi Xuân luôn thể hiện chức năng và vai trò của mình trong việc định hướng, hỗ trợ phát triển kinh tế và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Hàng trăm mô hình SXKD của hội viên cho thu nhập cao ra đời, đều có sự song hành của các cấp hội nông dân từ huyện đến cơ sở.