Hàng ngàn ha cây trồng bị hạn

Những ngày qua, nắng nóng kéo dài đã làm hàng ngàn ha cây trồng các loại trên địa bàn huyện Kbang (Gia Lai) bị hạn. Hiện một số cây trồng như lúa, bắp, mì… của người dân đang bị khô héo từng ngày vì thiếu nước. Trong thời gian tới nếu nắng nóng vẫn tiếp tục kéo dài thì nguy cơ đại hạn và vụ mùa trắng tay là điều rất khó tránh khỏi.
Vụ mùa 2015, toàn huyện Kbang đã gieo trồng được hơn 25.357 ha cây trồng các loại (đạt 94,5% kế hoạch). Cụ thể, cây lúa nước 1.119 ha, lúa cạn 951 ha, bắp lai 4.691 ha, mì 2.102 ha, đậu các loại 2.165 ha, rau các loại 624 ha, cây công nghiệp dài ngày 3.620 ha và một số cây trồng khác...
Sau những cơn mưa đầu mùa, nông dân trên địa bàn tích cực xuống giống, song nắng nóng kéo dài, nguồn nước các hồ đập xuống thấp, các suối cạn kiệt… làm cho nhiều diện tích cây trồng thiếu nước, bị hạn và giảm năng suất 30 - 70%, thậm chí mất trắng.
Theo báo cáo mới nhất của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, tính đến thời điểm này trên địa bàn huyện có hơn 1.694 ha cây trồng các loại của 1.559 hộ bị hạn, ước thiệt hại hơn 1,8 tỷ đồng. Diện tích bị hạn tập trung nhiều ở các xã Lơ Ku: 411 ha, Đông 219 ha, Đak Smar 312 ha, Nghĩa An 43,9 ha, Tơ Tung 159 ha và thị trấn Kbang 548 ha. Trong đó, tập trung chủ yếu là các loại cây trồng cạn và phụ thuộc vào nước trời, như bắp lai, đậu các loại và mì.
Nhìn những cánh đồng bắp lai thấp tè mà đã trổ cờ, phát triển còi cọc, không có khả năng ra trái và thụ phấn hay những diện tích đậu các loại mọc không đều mà không khỏi xót xa cho người dân một nắng, hai sương. Gia đình bà Nguyễn Thị Mai-thôn 5, xã Đông, trồng trên 20 ký đậu xanh và bắp giống.
Do không có mưa, đậu mọc không nổi, còn bắp thì không trổ cờ. Bà Mai cho biết: “Năm nay, thời tiết nắng hạn, dân chúng tôi trỉa bắp, đậu, giờ coi như mất trắng. Gia đình trồng được hơn 1,5 ha đậu xanh nhưng chỉ thu được 2 tạ. Giờ cũng chỉ biết chờ mưa xuống rồi trồng lại đậu và bắp lai vụ 2”. Ở khu vực Tây sông Ba, như gia đình bà Mai, ông Trần Quý Đông, thôn 8, xã Đông cho biết: “Nắng cả tháng nay lại rơi vào thời điểm cây bắp trổ cờ khiến bắp bị héo khô, nhiều diện tích đã phải cắt cho bò ăn”. Theo số liệu thống kê, xã Đông có hơn 296 ha bắp lai và đậu bị thiệt hại trên 70%.
Tình hình khô hạn, thiếu nước tưới làm cho chính quyền các địa phương không khỏi lo lắng. Đậu xanh, bắp giá đã thấp, bây giờ đến vụ mùa lại bị nắng hạn làm hàng ngàn ha cây trồng giảm năng suất và nguy cơ mất mùa. Thực tế đó đã tạo nhiều áp lực địa phương trong việc đảm bảo đời sống người dân.
Nếu tiếp tục không có mưa, diện tích cây trồng trên địa bàn huyện sẽ còn thiệt hại nhiều hơn. Hiện chính quyền địa phương đã vận động bà con tiết kiệm nước, điều tiết nước tưới, nạo vét kênh mương…
Ông Nguyễn Hữu Chiêu-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang cho biết: Từ đầu vụ đến nay trên địa bàn huyện hầu như không có mưa nên nguồn nước tự nhiên giảm mạnh, mực nước tại các ao, hồ ở các xã đều xuống thấp, như hồ thủy lợi Gu Ga (xã Kông Lơng Khơng), hồ Đak Răng (xã Lơ Ku), hồ Mơ Trai (xã Krong), hồ Buôn Lưới (xã Sơ Pai) làm ảnh hưởng đến sản xuất, nhất là cây lúa nước.
Cây trồng cạn hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời nên thiệt hại rất lớn. Cơ quan chuyên môn liên tục kiểm tra tình hình, đánh giá mức độ thiệt hại để có phương án đề xuất hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân sản xuất vụ 2 và khôi phục lại trong vụ Đông Xuân 2015 - 2016.
Tính đến thời điểm này trên địa bàn huyện có hơn 1.694 ha cây trồng các loại của 1.559 hộ bị hạn, ước thiệt hại hơn 1,8 tỷ đồng. Diện tích bị hạn tập trung nhiều ở các xã Lơ Ku: 411 ha, Đông 219 ha, Đak Smar 312 ha, Nghĩa An 43,9 ha, Tơ Tung 159 ha và thị trấn Kbang 548 ha. Trong đó, tập trung chủ yếu là các loại cây trồng cạn và phụ thuộc vào nước trời, như bắp lai, đậu các loại và mì.
Có thể bạn quan tâm

Được biết, vụ mùa sầu riêng ở huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) năm 2013 vừa được mùa, và giá vẫn bình ổn (không tăng, không giảm). Chị Nguyễn Thị Minh Hằng, tiểu thương đã có 10 năm buôn bán sầu riêng ở xã Hà Lâm (huyện Đạ Huoai), cho biết: “Tôi thường đi vào tận vườn để mua sầu riêng, rồi chuyển ra Bắc bán cho thương lái.

Cá chép Nhật có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6 phần ngàn, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 6,5 - 8, nhiệt độ nước thích hợp: 25 – 30 C. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con, tuy nhiên nghề này vẫn tồn tại những rủi ro rất cao, thậm chí có những vụ nhiều bà con phải mất trắng. Với thời điểm hiện tại khi tình hình thời tiết diễn biến phức tạp kèm theo các biện pháp kiểm soát chất lượng về môi trường nước, phòng ngừa dịch bệnh trên diện tích ao tôm vẫn còn nhiều hạn chế, nên việc tôm bị nhiễm bệnh và chết hàng loạt trong thời gian qua là điều không thể tránh khỏi, gây thiệt hại rất lớn đến với các hộ nuôi. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông, toàn huyện hiện có 49 ha với 44 triệu con giống đang bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy và đốm trắng.

Từ tháng 3/2013 đến nay, trên các cánh đồng ớt ở huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), không khí tất bật mùa thu hoạch. Mới bước vào đầu vụ thu hoạch, giá ớt thu mua khá cao và ngày càng tăng, từ 12.000 đồng/kg lên gần 25.000 đồng/kg, thương lái vào tận ruộng thu mua nên đầu ra quả ớt rất thuận lợi.

Thời gian qua, nhu cầu thị trường thế giới sụt giảm do biến động kinh tế đã làm ảnh hưởng đến nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có con cá tra. Thêm vào đó, đợt xét thuế chống bán phá giá lần thứ 8 của Bộ Công Thương Mỹ làm cho "đầu ra" của con cá tra đã khó lại càng thêm khó.