Hàng loạt heo giống lăn đùng ra chết

Bà Nguyễn Thị Nhị ở thôn Phong Niên, xã Hòa Thắng là một trong những hộ có heo bị bệnh chết, cho biết cách đây 1 tháng , 7 con heo nhà tôi đang khỏe mạnh, bỗng dưng giảm ăn, tiêu chảy, sưng mắt, sang ngày hôm sau thì chết 2 con. Rồi sau đó chỉ trong 3 ngày, 7 con heo giống chết sạch.
“Số heo giống trên tôi nuôi được hơn 2 tháng, mỗi con có trọng lượng từ 25kg đến 28kg, đang chuẩn bị xuất chuồng thì bị bệnh rồi chết. Với giá heo con khoảng 42.000 đồng/kg như hiện nay, tôi bị mất trắng khoảng 9 triệu đồng.
Heo bệnh chết nhanh quá, tôi chưa kịp gọi thú y điều trị thì heo chết nên cũng không biết được heo bị bệnh gì” - bà Nhị nói.
Bà Trần Thị Huệ cũng ở xã Hòa Thắng, cho hay: 13 con heo giống của tôi đã kêu bán, thương lái đến trả giá và hẹn 6 ngày nữa đến bắt. Vậy mà sang ngày hôm sau, đột nhiên 2 con bị sưng mắt, lăn ra chết; liên tục trong 3 ngày liền, nhà tôi bị chết 6 con giống với triệu chứng giống nhau.
Heo lăn đùng ra chết, bà Huệ chuyển hết số heo còn lại sang chuồng khác, tiến hành khử trùng tiêu độc chuồng trại; đồng thời gọi thú y đến tiêm bổ sung các loại khoáng chất, vitamin… để tăng sức đề kháng cho heo và gọi người bán gấp mấy con heo còn lại.
Theo ông Nguyễn Tiến Hùng, nếu đàn heo con bị chết hàng loạt với các triệu chứng sưng mắt, phù đầu, chết con lớn nhất trong đàn… thì nhiều khả năng là bệnh E.coli. Để phòng bệnh bà con nên tuân thủ việc tiêm phòng vacxin E.coli cho đàn heo giống khi heo đã được 1 tháng tuổi trở lên. |
Cũng theo bà Huệ, bình quân mỗi con heo giống đến kỳ xuất chuồng (2 tháng) chi phí hết khoảng 700.000 đồng, chưa kể công chăm sóc heo nái trong 4 tháng có chửa. Tính ra, gia đình bà Huệ bị thiệt hại hơn 4 triệu đồng.
Không riêng gia đình bà Huệ, Nhị mà thời gian qua rất nhiều hộ nuôi heo sinh sản ở địa phương này có heo bị nhiễm bệnh.
Ông Năm Khơi, một người hành nghề thú y tự do ở xã Hòa Thắng nói: Hơn 1 tháng qua, tôi đã tiêm thuốc cho heo của nhiều hộ gia đình. Nhưng vì bệnh diễn biến quá nhanh và hầu hết đàn heo giống đều chưa được tiêm phòng các loại vacxin quy định nên sức đề kháng yếu, dẫn đến chết nhanh.
Cũng theo ông Khơi, đợt này, bệnh chỉ xảy ra trên đàn heo giống với các dấu hiệu giảm ăn, sưng mắt và chết rất nhanh. Hộ nào bị nặng thì chết hết đàn, hộ nhẹ thì chết 1 đến 2 con.
Vì triệu chứng bệnh phát ra chậm, heo bệnh lại chết nhanh nên bà con đang rất lo lắng, sợ lây lan rộng.
Bà Nguyễn Thị Tâm ở thôn Phú Lộc, cho biết: Gia đình tôi nuôi 4 con heo nái, đã sinh được gần 30 heo con, tôi đang nuôi thúc để bán giống. Giờ nghe các hộ khác heo bị chết nhiều nên tôi rất lo, sợ lây sang đàn heo của gia đình, không biết có vacxin gì để phòng ngừa.
Thống kê của UBND xã Hòa Thắng, hiện tổng đàn heo của địa phương này có khoảng 6.200 con, được nuôi tập trung ở các thôn Phong Niên, Phú Lộc… và chủ yếu là nuôi heo sinh sản.
Ông Nguyễn Tiến Hùng, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Phú Hòa, cho biết: Đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được thông báo từ cơ sở hay người dân báo tình trạng heo chết nhiều, vì vậy trạm vẫn chưa thể thống kê được số heo bị chết.
Có thể bạn quan tâm

Rồi anh Ánh lo việc trường việc lớp, trăm công nghìn việc ở trang trại đều do chị Ngọc một tay lo toan gánh vác. Mới đầu thì vỡ ruộng cấy lúa, trồng ngô để có cái ăn hàng ngày. Khi đủ lương thực rồi, chị vay ngân hàng để đầu tư phát triển chăn nuôi lợn gà, đào ao thả cá.

Nhờ mạnh dạn xây dựng mô hình trang trại VAC, đầu tư nuôi hàng trăm con lợn nái ngoại và lợn siêu nạc chất lượng cao kết hợp thả cá rô phi đơn tính, mỗi năm gia đình ông Nguyễn Thế Bang ở thôn Động Trạch, xã Hồng Phong, huyện Ninh Giang (Hải Dương) thu về hơn 400 triệu đồng lãi.

Kinh tế đô thị hiện nay đã làm trầm trọng thêm các khó khăn: Một bộ phận lao động trong nông nghiệp mất đất sản xuất, thiếu công ăn việc làm; một bộ phận dân cư từ nông thôn chuyển về đô thị để làm việc, làm gia tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vấn đề vệ sinh môi trường đô thị cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng...

Vừa qua, lãnh đạo các phòng chức năng của huyện Đoan Hùng và lãnh đạo Công ty Cổ phần Giống - Vật tư nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam khảo sát thực địa nhằm chuẩn bị kế hoạch xây dựng cánh đồng mẫu lớn năm 2015 và áp dụng giống lúa JO2 vào sản xuất.

Dự án Hỗ trợ các tổ chức nông hộ sản xuất lâm nghiệp miền Trung Việt Nam của tỉnh Quảng Ngãi do Bộ Ngoại giao Phần Lan và Hà Lan đồng tài trợ vừa được triển khai thực hiện. Mục tiêu nhằm giúp nông hộ nhận thức về nghề trồng rừng và phát triển kinh tế rừng theo hướng hiệu quả nhất.